Xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển cờ vua trường THPT nam sách hải dương (Trang 40)

Nhằm mục đích lựa chọn được các test có tính khả thi, đảm bảo tính thông báo và độ tin cậy, chúng tôi đã bước đầu xác định thông báo và độ tin cậy của các test như sau:

1. Tính thông báo của các test: Tính thông báo của các test được thể hiện qua hệ số tương quan giữa kết quả thực hiện bài thử (thông qua hình thức giải các bài tập có quy định thời gian) với kết quả thi đấu trong một giải Cờ vua (tổng điểm đạt được trong giải) dưới hình thức ván cờ tích cực 25phút/ván cho mỗi bên, theo hệ Thụy sỹ 7 ván.

2. Độ tin cậy của các test: sau khi xác định tính thông báo của các test, đề tài đã tiến hành xác định độ tin cậy của các test qua phương pháp retest (test lặp lại, xác định hệ số tin cậy giữa kết quả 2 lần lập test ở cùng một thời điểm, điều kiện, đối tượng như nhau).

Kết quả xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test trên đối tượng nghiên cứu trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: Xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test trên đối tƣợng, nghiên cứu (n=24)

TT Test R rtt rtc 1. Cờ tàn kỹ thuật 0.88 0.92 2. Chiếu đôi 0.58 0.61 3. Tính toán phương án 0.81 0.85 4. Đòn phối hợp 0.82 0.87

Phân tích kết quả bảng 3.3 cho thấy, chỉ có 3 test (test 1, 3 và 4) là đảm bảo tính thông báo và độ tin cậy trên đối tượng nghiên cứu. Các test này chúng tôi lựa chọn sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Test còn lại không đảm báo tính thông báo trên đối tượng nghiên cứu nên chúng tôi loại bỏ.

Như vậy, thông qua việc kiểm nghiệm thực tiễn (chính là việc xác định tính khả thi của hệ thống Test lựa chọn) và tính hệ số tương quan của các Test đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu (xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test trên với đối tượng nghiên cứu), đề tài đã lựa chọn được 3 test để đánh giá kỹ năng chiếu hết trong hai nước cho đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách đó là 3 test:

Test 1: Cờ tàn kỹ thuật (điểm)

- Mục đích, tác dụng: Đánh giá kỹ năng nắm bắt chiếu hết trong một số thế Cờ tàn cơ bản do có số lượng quân ít, số lượng nước cờ dự bị không nhiều nhưng độ sâu của chuỗi biến thế cần tính toán đơn giản nhưng phải đúng kỹ thuật.

- Yêu cầu, thức thực hiện: Độ sâu của chuỗi biến thế tính không nhiều, chiếu hết trong 2 nước đi.

Test 2: Tính toán phƣơng án (điểm)

- Mục đích, tác dụng: Nhằm nâng cao khả năng tính toán của VĐV, từ đó hình thành phương pháp giải các bài tập chiếu hết hai nước. Quá trình tính toán muốn đạt hiệu quả cao nhất thì phải sử dụng thuần thục các công thức: nhánh đơn.

- Yêu cầu, cách thức thực hiện: căn cứ vào đặc điểm đối tượng nghiên cứu, trong quá trình thực nghiệm đề tài đã sử dụng công thức tính toán nhánh đơn. Đó là những bài tập với số lượng quân không nhiều (18-20), độ sâu của chuỗi biến thế cần tính toán từ hai nước nhưng phải chiếu hết Vua đối phương.

Test 3: Đòn phối hợp (điểm)

- Mục đích: nhằm phát triển năng lực nhãn quan phối hợp của VĐV, một yếu tố giúp cho việc tính toán nhanh và có hiệu quả.

- Yêu cầu và cách thức thực hiện: mỗi lần thực hiện 1 loạt bài tập đòn phối hợp theo một chủ đề nhất định, từ 5-8 bài (được xếp trên bàn cờ treo, hoặc in ra giấy) HLV nêu yêu cầu của bài tập sau đó VĐV tìm lời giải trong thời gian 15 phút, kết quả ghi vào phiếu hoặc giấy kiểm tra.

Các bài tập mà đề tài sử dụng trong quá trình huấn luyện đó là các bài tập với đòn phối hợp với độ sâu biến thế hai nước đi.

Các test trên được đánh giá theo thang điểm 10.

Các test mỗi lần kiểm tra đều có yêu cầu chung thực hiện: Phân tích - đánh giá - lựa chọn phương án xử lý ưu thế cho bên đi trước chiếu hết đối phương trong hai nước đi, thời gian thực hiện, mỗi test là 10 phút, điểm tối đa cho mỗi bài là 10 điểm, mỗi sự sai sót hoặc thiếu hụt ở các nước cờ dự bị và các thế biến trừ 0,5 điểm (trừ tối đa 5đ). Với lời giải không trọn vẹn được 5 điểm và lời giải sai hoàn toàn được 0 điểm.

3.2.3. Ứng dụng bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nƣớc đi cho đội tuyển Cờ vua trƣờng THPT Nam Sách - Hải Dƣơng.

Tổ chức thực nghiệm

Để xác định hiệu quả của các bài tập nhằm hình thành kỹ năng chiếu hết đã lựa chọn, đề tài đã tiến hành thực nghiệm trên 18 VĐV đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách với tổng số thời gian là 30 buổi. Tham gia vào quá trình thực nghiệm là 18 VĐV đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách. Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, mỗi nhóm gồm 9 VĐV.

Nhóm đối chứng được sử dụng các bài tập nhằm hình thành kỹ năng chiếu hết trong hai nước mà HLV Cờ vua vẫn sử dụng. Nhóm thực nghiệm được sử dụng các bài tập nhằm hình thành kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi mà chúng tôi lựa chọn ở trên.

Cả hai nhóm chúng tôi đều tiến hành kiểm tra ở các thời điểm: trước thực nghiệm, kết thúc quá trình thực nghiệm (sau 30 buổi) thông qua các test chuyên môn đã lựa chọn. Các test mà chúng tôi sử dụng được tiêu chuẩn hóa cả về nội dung lẫn hình thức, có độ khó như nhau, chỉ có sự khác biệt là các thế cờ thay đổi.

3.3. Kết quả và phân tích ứng dụng

Như đã trình bày ở trên, trong quá trình tổ chức ứng dụng, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 2 lần: trước thực nghiệm, cuối thực nghiệm (sau 30 buổi). Dưới đây là kết quả cụ thể các lần kiểm tra.

3.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

Kết quả kiểm tra ở giai đoạn trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm của hai nhóm Đối chứng và thực nghiệm (n=18).

Nhóm nghiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cứu Các tham số

Kết quả kiểm tra Cờ tàn kỹ thuật(điểm) Tính toán phƣơng án (điểm) Đòn phối hợp (điểm) Đối chứng (n=9) x 6,0 6.2 6,2 ± 0,38 0,35 0,32 Thực nghiệm (n=9) x 6,2 6.3 6.0 ± 0,32 0,31 0,30 So sánh T 1,519 1,301 1,263 P > 0,05 > 0,05 > 0,05 t0,05(16) = 2.120

Phân tích ở bảng 3.4 cho thấy: Sự khác biệt về kết quả thực hiện các test của 2 nhóm là không có ý nghĩa (ttính đều nhỏ hơn tbảng= 2.120, ở ngưỡng

P>5%). Hay nói cách khác ở thời điểm trước thực nghiệm, kỹ năng chiếu hết của hai nhóm là tương đương nhau.

Tiến trình ứng dụng các bài tập đó chúng tôi trình bày ở bảng 3.5. Các bài tập được huấn luyện theo trình tự từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Thời gian ứng dụng cho các bài tập trên từ 35 đến 40 phút/ buổi tập.

Bảng 3.5: Tiến trình ứng dụng các bài tập lựa chọn trên đối tƣợng nghiên cứu.

TT Bài tập

Qúa trình huấn luyện

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Cờ tà n k ỹ th uật Chiếu hết bằng Xe K iểm tr a ba n đ ầu + + K iểm tr a K iểm tr a kế t t hú c Chiếu hết bằng Hậu + + + + + Chiếu hết bằng 2 Xe + + + + + Chiếu hết bằng 2 Tượng + + + + + + + Đ òn p hố i h ợp Thí quân theo chủ đề + + + + Chiếu hết bằng quân theo chủ đề + + + + + + Đòn đánh lạc hướng + + + Đòn phong cấp + + + Đòn chiếu đôi + + + + Đòn thu hút + + + Cờ

3.3.2. Kết quả kiểm tra cuối thực nghiệm (sau 30 buổi)

Để xác định mức độ tác động của các bài tập nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đối tượng nghiên cứu, kết thúc quá trình thực nghiệm (30 buổi) chúng tôi đã kiểm tra cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được như ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra cuối thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm (n=18)

Nhóm nghiên cứu Các tham số

Kết quả kiểm tra Cờ tàn kỹ thuật(điểm) Tính toán phƣơng án (điểm) Đòn phối hợp (điểm) Đối chứng (n=9) x 7,3 7,8 7,8 ± 0,30 0,35 0,34 Thực nghiệm (n=9) x 8,0 8,3 8,5 ± 0,33 0,34 0,32 So sánh t 3,901 2,563 3,731 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 t0,05(16) = 2.120

Kết quả thực hiện các test của cả hai nhóm đều gia tăng song sự gia tăng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều này dẫn đến sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả thực hiện các test giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng (ttính của bài thử lớn hơn tbảng= 2.120với P< 0.05). Kết quả này đã khẳng định hiệu quả của các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn vào quá trình huấn luyện nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi ở nhóm thực nghiệm.

Mặt khác cũng từ kết quả thu được ở trên đã cho thấy sau thời gian 30 buổi, các bài tập lựa chọn vào huấn luyện nâng cao kỹ năng chiếu hết trong

hai nước đi cho đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách đã tỏ rõ tính hiệu quả thực sự.

Để đánh giá chính xác hơn sự gia tăng thành tích của hai nhóm, chúng tôi đã tiến hành tính chỉ số t tự đối chiếu của hai nhóm và đã thu được kết quả như trình bày ở bảng 3.7 và bảng 3.8.

Bảng 3.7: So sánh kết quả thực hiện các test trƣớc và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng (n=9)

Thời điểm kiểm tra Các tham số

Kết quả kiểm tra Cờ tàn kỹ thuật(điểm) Tính toán phƣơng án (điểm) Đòn phối hợp (điểm) Trước thực nghiệm (n=9) x 6,0 6.2 6.2 ± 0,38 0,35 0,32 Sau thực nghiệm (n=10) x 7,3 7,8 7,8 ± 0,30 0,35 0,34 So sánh T 2,459 2,823 3,315 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 t0,05(8) = 2,306

Bảng 3.8: So sánh kết quả thực hiện các test trƣớc và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm (n=9)

Thời điểm kiểm tra Các tham số

Kết quả kiểm tra Cờ tàn kỹ thuật(điểm) Tính toán phƣơng án (điểm) Đòn phối hợp (điểm) Trước thực nghiệm (n=9) x 6,2 6,3 6,0 ± 0,32 0,31 0,30 Sau thực nghiệm (n=9) x 8,0 8,3 8,5 ± 0,33 0,34 0,32 So sánh T 6,742 5,153 7,236 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 t0,05(8) = 2.306

Từ kết quả thu được ở bảng 3.7 và 3.8 cho thấy, ở cả 2 nhóm đều có sự gia tăng thành tích ở các bài thử, và sự gia tăng này là có ý nghĩa so với thành tích ở giai đoạn trước thực nghiệm (ttính của 2 nhóm đều > tbảng = 2,306 với P < 0,05). Song sự gia tăng thành tích ở nhóm thực nghiệm là có ý nghĩa hơn hẳn. Điều đó chứng tỏ rằng, việc áp dụng các bài tập mới lựa chọn vào quá trình giảng dạy huấn luyện trên đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quảkỹ năng chiếu hết trong hai nước đi, đã tỏ rõ tính hiệu quả hơn hẳn sovới những bài tập cũ. Đối với nhóm đối chứng, sự gia tăng thành tích các bài thử giữa trước và sau thực nghiệm cũng là sự gia tăng khác biệt có ý nghĩa, song giá trị tuyệt đối của sự gia tăng này là không lớn bằng ở nhóm thực nghiệm.

Biểu đồ1: Biểu đồ thể hiện kết quả của bài tập cờ tàn kỹ thuật (điểm) trƣớc và sau thực nghiệm của đội tuyển Cờ vua trƣờng THPT Nam Sách - Hải Dƣơng

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện kết quả của bài tập tính toán phƣơng án (điểm) trƣớc và sau thực nghiệmcủa đội tuyển Cờ vua trƣờng THPT

Nam Sách - Hải Dƣơng

6.0 7.3 6.2 8.0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TTN STN NĐC NTN 6.2 6.3 7.2 8.3 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TTN STN NĐC NTN

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện kết quả của bài tập đòn phối hợp (điểm) trƣớc và sau thực nghiệmcủa đội tuyển Cờ vua trƣờng THPT Nam Sách - Hải Dƣơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2 7.8 6.0 8.5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TTN STN NĐC NTN

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài có một số kết luận sau:

1. Đề tài đã xác định được các bài tập nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết cho đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách bao gồm nhóm các bài tập:

- Nhóm bài tập cờ tàn kỹ thuật gồm:

Chiếu hết bằng Xe. + Chiếu hết bằng Hậu. Chiếu hết bằng 2 Xe. Chiếu hết bằng 2 Tượng.

- Nhóm bài tập chiến thuật, đòn phối hợp gồm:

Thí quân theo chủ đề.

Chiếu hết bằng quân theo chủ đề. Đòn đánh lạc hướng.

Đòn phong cấp. Đòn chiếu đôi.

- Bài tập về cờ thế gồm: + Chiếu hết trong hai nước đi

2.Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã lựa chọn được 3 test đánh giá kỹ năng chiếu hết trong hai nước của đôi tuyển Cờ vua, đó là các test:

Test 1: test Cờ tàn kỹ thuật (điểm) Test 2: test đòn phối hợp (điểm)

Test 3: test tính toán phương án (điểm)

3. Qua quá trình thực nghiệm đề tài đã bước đầu đã xác định tính hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn được trên đối tượng nghiên cứu.

KIẾN NGHỊ

Từ những kết luận nêu trên chúng tôi có những kiến nghị sau:

- Trong huấn luyện nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách cần sử dụng các phương tiện chuyên môn trong đó có các bài tập nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi.

- Cần áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được coi là những chỉ dẫn về mặt phương pháp trong công tác huấn luyện kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alecxêiev N.G., Dlôtnhic B.A. (1985), Những vấn đề của tuyển chọn tài năng Cờ Vua trẻ, Tư liệu tham khảo nội bộ, Dịch: Đàm Quốc Chính.

2. BanchấphànhTW Đảng – Bí thư TW Đảng (1994), chỉthị 36CT/TWvềcôngtácgiáodụctrongthờikì đổimới.

3. Bungacôva N.G. (1983), Tuyển chọn và đào tạo VĐV bơi trẻ, Dịch: Phạm Trọng Thanh, NXB TDTT Hà Nội.

4. Côtôv A.A, Bí mật tư duy của VĐV Cờ Vua, CLB Cờ Vua toàn Nga 1970, NXB TDTT Tp. Hồ Chí Minh, Dịch: Hoàng Mỹ Sinh.

5. Dlôtnhic (1996), Cờ Vua: Khoa học - Kinh nghiệm - Trình độ, NXB TDTT Hà Nội Dịch: Đàm Quốc Chính.

6. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội.

7. DvoretxkiM.I.cùngtậpthểtácgiả (1982),

“ChươngtrìnhdànhchoHLVcaocấp”, NXBTDTTMatxcơva, Tư liệuthamkhảonộibộ, Dịch: ĐàmQuốcChính.

8. Đàm Quốc Chính, Đặng Văn Dũng, Nguyễn Hồng Dương (1999),

Giáo trình môn học Cờ Vua, NXB TDTT, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Đàm Quốc Chính, Đặng Văn Dũng, Nguyễn Hồng Dương (2002), Chiến thuật Cờ Vua, NXB TDTT, Hà Nội.

10. ExtrinIa.B. (1995), “Lý thuyết thực hành Cờ Vua”, NXB TDTT Hà Nội 1995 Hà Nội - Dịch: Phùng Duy Quang.

11. Harre. D. (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, NXB TDTT Hà Nội.

12. Harre. D. (1996), Họcthuyếthuấnluyện, Dịch: TrươngAnhTuấn, BùiThếHiển, NXBTDTTHà Nội.

13. HiếnphápnướcCHXHCNViệtNam(1998), điều 41 về GDTC.

14. Ivanôv. V.X. (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Dịch: Trần Đức Dũng, NXB TDTT Hà Nội.

15. KoblentzA. (1993), “Cờ vua chiến lược và chiến thuật mấy bài học cơ bản”, Liên đoàn Cờ Tp. Hồ Chí Minh.

16. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh.

17. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ - NXB TDTT thành phố Hồ Chí Minh.

18. LuậtgiáodụcnướcCHXHCNViệtNamtháng 12/1998 về GDTC.

19. Lương Trọng Minh (2010), Cờ Vua – Váncờhoànhảo, NXB Kim Đồng Hà Nội.

20. Lương Trọng Minh (2010), Cờ Vua – Cácnhântốchiếnthuật, NXB Kim Đồng Hà Nội.

21. LươngTrọngMinh (2010), CờVua – Váncờhoànhảo, NXBKim ĐồngHà Nội.

22 NguyễnHồngDương (2008), HệthốngcácbàitậpCờVua, NXBTDTTHà Nội.

23 Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách - một số vấn đề lý luận, NXB Giáo dục Hà Nội.

24 Noovicốp,Mátvêép (1979),Lý luậnvà phươngphápgiáodụcthểchất, dịch: PhạmDanhTốn (chủbiến), NXBTDTTHà Nội.

PHỤ LỤC 1

TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA GDTC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xuân Hòa, ngày….tháng….năm 2015

PHIẾU PHỎNG VẤN

Kính gửi đồng chí: ………

Chức vụ:……… Đơn vị công tác:………

Để góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu đề tài, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: «Ứng dụng bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển cờ vua Trường THPT Nam Sách».

Kính mong đồng chí vui lòng bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi sau đây

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển cờ vua trường THPT nam sách hải dương (Trang 40)