Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển cờ vua trường THPT nam sách hải dương (Trang 33)

- Đối tượng chủ thể: Bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi.

- Đối tượng khách thể: Đội tuyển Cờ vua Trường THPT Nam Sách - Hải Dương.

CHƢƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng kỹ năng chiếu hết trong hai nƣớc đi của đội tuyển Cờ vua trƣờng THPT Nam Sách.

3.1.1. Hình thức luyện tập kỹ nãng chiếu hết trong hai nước đi của đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách.

Hình thức tập luyện nhằm phát triển kỹ năng chiếu hết cơ bản là giải quyết các bài tập được chọn lọc đặc biệt với yêu cầu cụ thể sau:

- Bài tập được chọn lựa phải nêu rõ bên nào đi trước và yêu cầu xác định tìm cách chiếu hết.

- Các bài tập được lựa chọn phải theo chủ đề và cần thiết phải phù hợp với đối tượng, không nên quá dễ hay quá khó.

- Lời giải của bài tập nên là duy nhất. Không nên lựa chọn các bài tập có nhiều lời giải khác nhau và giải như thế nào cũng được.

Qua quá trình tìm hiểu về hình thức luyện tập kỹ năng chiếu hết trong hai nước của đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách chúng tôi nhận thấy:

- Các bài tập được lựa chọn chưa nêu rõ được bên nào đi trước, chưa xác định rõ được cách chiếu hết.

- Các bài tập đưa ra chưa theo chủ đề, chưa phù hợp với đối tượng. - Lời giải của các bài tập chưa là duy nhất.

3.1.2. Phương pháp tập luyện thực hành chiếu hết với đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách.

Qua tìm hiểu về phương pháp tập luyện thực hành chiếu hết với đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách chúng tôi thấy HLV thường sử dụng các phương pháp sau:

-Cờ tàn kỹ thuật:

Chiếu hết bằng Xe trong 5 nước đi Chiếu hết bằng Hậu

Chiếu hết bằng Tượng, Mã

-Các dạng chiến thuật và đòn phối hợp:

Đòn thu hút Đòn phong cấp Đòn chiếu thắt cổ Đòn mở đường

Đòn tiêu diệt quân bảo vệ Đòn che chắn

- Phương pháp tính toán: Chủ yếu sử dụng các bài tập Cờ thế chiếu hết trong hai nước đi theo chủ đề trắng đi trước.

- Qua tìm hiểu các phương pháp, bài tập của các HLV đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách đưa ra chưa có hiệu quả, trình tự các bài tập chưa hợp lý.

3.2. Ứng dụng bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nƣớc đi cho đội tuyển Cờ vua trƣờng THPT Nam Sách.

3.2.1. Lựa chọn bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách.

3.2.1.1. Cơ sở thực tiễn để xác định bài tập.

Xuất phát từ thực trạng trên với mục đích lựa chọn những bài tập nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi thực sự có hiệu quả cho đối tượng nghiên cứu, qua tham khảo HLV Cờ vua trường THPT Nam Sách, đề tài đã xác định các dạng bài tập để nâng cao kỹ năng chiếu hết trong 2 nước đi cho đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách bao gồm:

- Các bài tập đánh giá về mặt chiến thuật. - Các bài tập đòn phối hợp.

- Các bài tập đánh giá kỹ năng tính toán. - Các dạng tàn cuộc cơ bản.

Nhằm mục đích lựa chọn các bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi, đề tài tiến hành phỏng vấn các HLV, cũng như trao đổi với các HLV huyện Nam sách làm công tác huấn luyện Cờ Vua ở tỉnh Hải Dương. Hình thức phỏng vấn được tiến hành bằng phiếu hỏi, kết quả phỏng vấn đề tài thu được như sau: Số phiếu phát đi là 10, số phiếu thu về là 10. Nội dung phỏng vấn chúng tôi trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm hình thành kỹ năng chiếu hết trong hai nƣớc đi cho đội tuyển Cờ vua (n=7)

T T Nội dung phỏng vấn Số ngƣời lựa chọn Kết quả cụ thể Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng n % n % N % n % 1. Cờ tàn kỹ thuật Chiếu hết bằng Xe 7 100 5 71 2 - - Chiếu hết bằng Hậu 6 86 3 50 2 33 1 17 Chiếu hết bằng 2 Xe 5 71 2 40 2 40 1 20 Chiếu hết bằng 2 Tượng 6 86 3 50 2 33 1 17 Chiếu hết bằng Tượng,Mã 3 43 - - 2 67 1 33 2. Dạng chiến thuật, đòn phối hợp

Thí quân theo chủ đề 5 71 2 40 2 40 1 20 Chiếu hết bằng quân theo

chủ đề 5 71 2 40 3 60 - - Đòn đánh lạc hướng 4 57 3 75 1 25 - - Đòn phong cấp 4 57 2 50 1 25 1 25 Đòn chiếu đôi 6 86 4 67 2 33 - - Đòn thu hút 5 71 3 60 2 40 - - 3. Cờ thế

Chiếu hết trong số nước đi

hạn định 3 43 - - 1 33 2 67

Chiếu hết cho bên đi trước 2 29 1 50 1 50 - - Chiếu hết trong hai nước đi 6 86 4 67 2 33 - -

Từ những kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy:

Trong số 3 nhóm bài tập đưa ra phỏng vấn lựa chọn sử dụng trong việc hình thành kỹ năng chiếu hết cho đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách có 3 nhóm bài tập là cờ tàn kỹ thuật, đòn phối hợp và cờ thế được đa số các HLV lựa chọn trên 50% và đại đa số các ý kiến chọn lựa những bài tập trên đều xếp chúng ở mức độ quan trọng trở lên mà chúng tôi quan tâm, đó là các bài tập:

1.Cờ tàn kỹ thuật: gồm 4 nhóm bài tập(từ 1 đến 4)

2. Đòn phối hợp: gồm 6 nhóm bài tập đều được lựa chọn ở bảng 3.1. 3. Cờ thế: gồm 1 bài tập chiếu hết trong hai nước đi.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã lựa chọn được nhóm bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước.

Nội dung, cách thực hiện của các nhóm bài tập trên như sau: 1. Nhóm bài tập cờ tàn kỹ thuật:

Đây là nhóm bài tập cờ tàn có quy tắc rõ ràng và số lượng quân ít.Các dạng bài tập gồm có:

-Chiếu hết bằng Xe: dùng Vua và Xe đưa Vua đối phương vào góc cạnh bàn cờ rồi dùng Xe chiếu hết.

-Chiếu hết bằng Hậu: dùng Vua và Hậu đưa đối phương vào góc cạnh bàn cờ rồi dùng Hậu chiếu hết.

- Chiếu hết bằng 2 Xe: dùng hai Xe ép Vua đối phương vào cạnh bàn cờ. -Chiếu hết bằng 2 Tượng: hai tượng đứng sát nhau khống chế hai đường chéo liên tiếp rồi kết hợp với Vua ép Vua đối phương vào góc cạnh bàn cờ và chiếu hết.

2. Bài tập đòn phối hợp:

Nhóm bài tập này áp dụng sau các bài tập cờ tàn kỹ thuật vì số lượng quân nhiều và sự phối hợp giữa các quân khó hơn.

-Thí quân theo chủ đề: là một dạng đòn phối hợp đòi hỏi có sự tính toán cụ thể.

-Chiếu hết bằng một quân: đây là dạng bài tập sử dụng quân cờ đã chọn để thực hiện việc chiếu hết ở nước đi cuối cùng(thứ 2).

Ví dụ trắng đi trước chiếu hết bằng Hậu thì các em phải thực hiện nước cuối cùng (thứ 2) phải là chiếu hết bằng quân Hậu.

-Đòn chiếu đôi: đây là dạng bài tập sử dụng 2 quân chiếu cùng một lúc -Đòn thu hút: là đòn lôi kéo một quân nào đó đang bảo vệ một vị trí quan trọng sang hướng khác, sau đó dùng một quân khác tấn công vào vị trí mà quân cờ đó không kiểm soát nữa.

-Đòn phong cấp: là đòn sử dụng các nước đi phong cấp phát huy khả năng sáng tạo của các em để có thể chiếu hết.

3. Cờ thế:

- Chiếu hết trong hai nước đi: là sử dụng hai nước đi cuối cùng để kết thúc ván đấu.

3.2.1.2. Nguyên tắc ứng dụng các bài tập Cờ vuanâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển Cờ vuatrường THPT Nam Sách.

a. Từ dễ đến khó

Các dạng bài tập nâng từ dễ đến khó, cần phải thay đổi thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo xu hướng chung là tăng dần độ khó của bài tập cờ. Từ việc chiếu hết đơn thuần đến phân tích tổng hợp và thực hiện đòn phối hợp. Tuy nhiên tăng dần độ khó bài tập vẫn phải đảm bảo tính thích nghi cho đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách.

b. Từ số quân ít đến số quân nhiều

Đây cũngchính là đảm bảo cho nguyên tắc dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của VĐV. Việc tăng dần độ phức tạp của các bài tập phải đáp ứng các nguyên tắc vừa sức, phù hợp trình độ của VĐV.

c. Nguyên tắc giới hạn nước đi (hai nước đi)

Do đặc điểm tâm sinh lý nên chọn bài tập vừa sức với VĐV.

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã lựa chọn được 3 nhóm bài tập cờ tàn kỹ thuật, đòn phối hợp và cờ thế.

3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá kỹ năng chiếu hết trong hai nƣớc cho đội tuyển Cờ vua trƣờng TPHT Nam Sách.

3.2.2.1. Cơ sở lựa chọn các test đánh giá kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển Cờ vua.

- Cơ sở lý luận:

Nhằm lựa chọn các test đánh giá kỹ năng chiếu hết của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp tài liệu chuyên môn có liên quan. Kết quả cho thấy, các HLV thường sử dụng các test để đánh giá kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển Cờ vua là các test chúng tôi trình bày tại bảng 3.3

- Cơ sở thực tiễn của các test:

Nhằm xác định cơ sở thực tiễn của các test, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn (bằng phiếu hỏi) các HLV trực tiếp làm công tác huấn luyện tại Huyện Nam Sách.Với hình thức phỏng vấn chúng tôi phát đi 7 phiếu, số phiếu thu về là 7. Kết quả thu được trình bày tại bảng 3.2

Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá kỹ năng chiếu hết trong 2 nƣớc đi cho đội tuyển Cờ vua trƣờng THPT Nam Sách (n=7)

TT Test Số ngƣời lựa chọn Kết quả phỏng vấn n % Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng n % n % n % 1. Cờ tàn kỹ thuật 7 100 6 86 1 14 - - 2. Đòn chiếu đôi 6 86 3 50 2 33 1 17 3. Tính toán phương án 5 71 3 60 2 40 - - 4. Đòn phối hợp 6 86 3 50 2 33 1 17 5. Chiếu ngược 4 57 2 50 2 50 - - 6. Lựa chọn phương án nảy sinh 3 43 2 67 1 33 - -

7 Chiếu hết trong hai

Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: để đánh giá kỹ năng chiếu hết đại đa số các ý kiến đều lựa chọn các test: đòn phối hợp, tính toán phương án, cờ tàn kỹ thuật và đòn chiếu đôi (với đại đa số các ý kiến đều xếp từ mức quan trọng trở lên với 70% ý kiến chọn lựa). Tuy nhiên, các test này cần được xác định tính thông báo và độ tin cậy trên đối tượng là đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách.

3.2.2.2. Xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test.

Nhằm mục đích lựa chọn được các test có tính khả thi, đảm bảo tính thông báo và độ tin cậy, chúng tôi đã bước đầu xác định thông báo và độ tin cậy của các test như sau:

1. Tính thông báo của các test: Tính thông báo của các test được thể hiện qua hệ số tương quan giữa kết quả thực hiện bài thử (thông qua hình thức giải các bài tập có quy định thời gian) với kết quả thi đấu trong một giải Cờ vua (tổng điểm đạt được trong giải) dưới hình thức ván cờ tích cực 25phút/ván cho mỗi bên, theo hệ Thụy sỹ 7 ván.

2. Độ tin cậy của các test: sau khi xác định tính thông báo của các test, đề tài đã tiến hành xác định độ tin cậy của các test qua phương pháp retest (test lặp lại, xác định hệ số tin cậy giữa kết quả 2 lần lập test ở cùng một thời điểm, điều kiện, đối tượng như nhau).

Kết quả xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test trên đối tượng nghiên cứu trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: Xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test trên đối tƣợng, nghiên cứu (n=24)

TT Test R rtt rtc 1. Cờ tàn kỹ thuật 0.88 0.92 2. Chiếu đôi 0.58 0.61 3. Tính toán phương án 0.81 0.85 4. Đòn phối hợp 0.82 0.87

Phân tích kết quả bảng 3.3 cho thấy, chỉ có 3 test (test 1, 3 và 4) là đảm bảo tính thông báo và độ tin cậy trên đối tượng nghiên cứu. Các test này chúng tôi lựa chọn sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Test còn lại không đảm báo tính thông báo trên đối tượng nghiên cứu nên chúng tôi loại bỏ.

Như vậy, thông qua việc kiểm nghiệm thực tiễn (chính là việc xác định tính khả thi của hệ thống Test lựa chọn) và tính hệ số tương quan của các Test đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu (xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test trên với đối tượng nghiên cứu), đề tài đã lựa chọn được 3 test để đánh giá kỹ năng chiếu hết trong hai nước cho đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách đó là 3 test:

Test 1: Cờ tàn kỹ thuật (điểm)

- Mục đích, tác dụng: Đánh giá kỹ năng nắm bắt chiếu hết trong một số thế Cờ tàn cơ bản do có số lượng quân ít, số lượng nước cờ dự bị không nhiều nhưng độ sâu của chuỗi biến thế cần tính toán đơn giản nhưng phải đúng kỹ thuật.

- Yêu cầu, thức thực hiện: Độ sâu của chuỗi biến thế tính không nhiều, chiếu hết trong 2 nước đi.

Test 2: Tính toán phƣơng án (điểm)

- Mục đích, tác dụng: Nhằm nâng cao khả năng tính toán của VĐV, từ đó hình thành phương pháp giải các bài tập chiếu hết hai nước. Quá trình tính toán muốn đạt hiệu quả cao nhất thì phải sử dụng thuần thục các công thức: nhánh đơn.

- Yêu cầu, cách thức thực hiện: căn cứ vào đặc điểm đối tượng nghiên cứu, trong quá trình thực nghiệm đề tài đã sử dụng công thức tính toán nhánh đơn. Đó là những bài tập với số lượng quân không nhiều (18-20), độ sâu của chuỗi biến thế cần tính toán từ hai nước nhưng phải chiếu hết Vua đối phương.

Test 3: Đòn phối hợp (điểm)

- Mục đích: nhằm phát triển năng lực nhãn quan phối hợp của VĐV, một yếu tố giúp cho việc tính toán nhanh và có hiệu quả.

- Yêu cầu và cách thức thực hiện: mỗi lần thực hiện 1 loạt bài tập đòn phối hợp theo một chủ đề nhất định, từ 5-8 bài (được xếp trên bàn cờ treo, hoặc in ra giấy) HLV nêu yêu cầu của bài tập sau đó VĐV tìm lời giải trong thời gian 15 phút, kết quả ghi vào phiếu hoặc giấy kiểm tra.

Các bài tập mà đề tài sử dụng trong quá trình huấn luyện đó là các bài tập với đòn phối hợp với độ sâu biến thế hai nước đi.

Các test trên được đánh giá theo thang điểm 10.

Các test mỗi lần kiểm tra đều có yêu cầu chung thực hiện: Phân tích - đánh giá - lựa chọn phương án xử lý ưu thế cho bên đi trước chiếu hết đối phương trong hai nước đi, thời gian thực hiện, mỗi test là 10 phút, điểm tối đa cho mỗi bài là 10 điểm, mỗi sự sai sót hoặc thiếu hụt ở các nước cờ dự bị và các thế biến trừ 0,5 điểm (trừ tối đa 5đ). Với lời giải không trọn vẹn được 5 điểm và lời giải sai hoàn toàn được 0 điểm.

3.2.3. Ứng dụng bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nƣớc đi cho đội tuyển Cờ vua trƣờng THPT Nam Sách - Hải Dƣơng.

Tổ chức thực nghiệm

Để xác định hiệu quả của các bài tập nhằm hình thành kỹ năng chiếu hết đã lựa chọn, đề tài đã tiến hành thực nghiệm trên 18 VĐV đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách với tổng số thời gian là 30 buổi. Tham gia vào quá trình thực nghiệm là 18 VĐV đội tuyển Cờ vua trường THPT Nam Sách. Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, mỗi nhóm gồm 9 VĐV.

Nhóm đối chứng được sử dụng các bài tập nhằm hình thành kỹ năng chiếu hết trong hai nước mà HLV Cờ vua vẫn sử dụng. Nhóm thực nghiệm được sử dụng các bài tập nhằm hình thành kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi mà chúng tôi lựa chọn ở trên.

Cả hai nhóm chúng tôi đều tiến hành kiểm tra ở các thời điểm: trước

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho đội tuyển cờ vua trường THPT nam sách hải dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)