1. Quan điểm phát triển bền vững, phát triển nông thôn đạt được hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường.
- Hiệu quả kinh tế trong việc phát triển nông thôn trước hết là phải sản xuất ngày càng nhiều nông sản phẩm và sản phẩm hàng hóa, xuất khẩu với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cao, tích lũy tái sản xuất mở rộng không ngừng.
- Hiệu quả xã hội: Đời sống của dân cư trong thôn không ngừng được nâng cao, thực hiện dân chủ công bằng, văn minh xã hội, nâng cao trình độ học vấn của dân cư xóa dần các tệ nạn xã hội, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng nông thôn.
- Hiệu quả môi trường: Bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái nông thôn, tôn tạo cảnh quan, giữ gìn bản săc dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học để phát triển bền vững.
2. Phát triển kinh tế nông thôn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
- Phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng cao, khai thác các lợi thế của địa phương kết hợp với phát triển mở rộng thị trường truyền thống, xâm nhập các thị trường mới.
- Tham gia vào thị trường nông thôn có nhiều thành phần kinh tế, bao gồm: quốc doanh, tập thể, tư nhân, hộ gia đình.
- Phát huy đầy đủ mọi tiềm năng, nguồn lực của mọi thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, hộ gia đình về đất đai, sức lao động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo động lực quan trọng để phát triển nông thôn.
- Thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, vừa vận động theo các quy luật cung cầu, giá cả, vừa tuân theo sự quản lý về mặt định hướng của Nhà nước đối các hoạt động sản xuất và đời sống ở nông thôn.
3. Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN.
4. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông- công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước. Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, gắn công nghiệp hóa
với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sông, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn.
5. Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu, đồng thời phải đảm bảo an ninh lương thực và an toàn sinh thái.
6. Phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế HTX dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng loại hình hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân.