Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống nếp lai trồng vụ xuân năm 2014 tại xã nam viêm, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 30)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo QCVN01-56:2011/BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô”[1]

+ Các giai đoạn sinh trưởng (ngày): Từ ngày gieo đến

- Ngày mọc: Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất. - Ngày tung phấn: Ngày có ≥ 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính. - Ngày phun râu: Ngày có ≥ 50% số cây có râu nhú dài 2 - 3 cm.

- Ngày chín: Ngày có ≥ 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen.

+ Các chỉ tiêu về hình thái:

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ của 30 cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (sau trỗ cờ 2-3 tuần).

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 30 cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (sau trỗ cờ 2-3 tuần).

- Số lá trên cây: Đếm số lá thật trên cây.

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Độ che kín bắp: Quan sát các cây ở giai đoạn chín sáp cho điểm từ 1 - 5. Rất kín: Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp (điểm 1)

Kín: Lá bi bao kín đầu bắp (điểm 2) Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp (điểm 3) Hở: Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp (điểm 4) Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều (điểm 5)

22

- Dạng hạt, màu sắc hạt: quan sát màu sắc, dạng hạt 30 bắp khi thu hoạch.

+ Khả năng chống chịu:

- Sâu đục thân Ostrinia nubilalis, sâu đục bắp Heliothis armigera: tỷ lệ % cây bị nhiễm sâu/ tổng số cây theo dõi trong ô thí nghiệm.

<5% số cây, số bắp bị sâu (điểm 1) 5-<15% số cây, bắp bị sâu (điểm 2) 15-<25% số cây, bắp bị sâu (điểm 3) 25-<35% số cây, bắp bị sâu (điểm 4) 35-<50% số cây, bắp bị sâu (điểm 5) - Rệp cờ Rhopalosiphum maidis:

Không có rệp (điểm 1)

Rất nhẹ: có từ một quần tụ rệp trên lá, cờ. (điểm 2) Nhẹ: xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ. (điểm 3) Trung bình: Lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp. (điểm 4) Nặng: số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp. (điểm 5) - Bệnh đốm lá Helminthosporium và bệnh khô vằn Rhizoctoniasonali

tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (%).

Không bị bệnh: (điểm 0)

Rất nhẹ (1-10%): (điểm 1)

Nhiễm nhẹ (11-25%): (điểm 2)

Nhiễm vừa ( 26- 50%): (điểm 3)

23

Nhiễm rất nặng (>75%): (điểm 5) - Bệnh khô vằn: cho điểm:

Điểm 1: không có cây bị bệnh Điểm 2: 10% số cây bị bệnh Điểm 3: 20% số cây bị bệnh Điểm 4: 30% số cây bị bệnh Điểm 5 ≥40% số cây bị bệnh - Bệnh thối bắp

Điểm 1: không có cây bị bệnh Điểm 2: 10% số cây bị bệnh Điểm 3: 20% số cây bị bệnh Điểm 4: 30% số cây bị bệnh Điểm 5 ≥ 40% số cây bị bệnh

- Đổ rễ (%): tỷ lệ cây nghiêng 300 so với chiều thẳng đứng/tổng số cây theo dõi.

- Đổ thân (điểm): tỷ lệ các cây bị gãy ở đoạn thân dưới bắp khi thu hoạch.

<5% cây gãy Tốt 5-15% cây gãy Khá

15-30% cây gãy Trung bình 30-50% cây gãy Kém

24

+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số bắp/cây: Tổng số bắp/tổng số cây/ô. Đếm số bắp và số cây lúc thu hoạch.

- Số hàng hạt trên bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Số hạt trên hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống nếp lai trồng vụ xuân năm 2014 tại xã nam viêm, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)