Nội dung, phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống nếp lai trồng vụ xuân năm 2014 tại xã nam viêm, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

2.3.Nội dung, phương pháp nghiên cứu

20

Các giống ngô được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô 14 m2 (5 m x 2,8 m). Khoảng cách giữa các lần nhắc lại tối thiểu 1m. Mỗi giống được gieo 4 hàng/ô. Giống đối chứng là Wax44.

2.3.2. Qui trình kỹ thuật

- Mật độ, khoảng cách trồng, bón phân, chăm sóc và các chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo QCVN01.56:2011/BNNPTNT “Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô”

- Phân bón: Phân chuồng 8 đến 10 tấn/ha; Phân vô cơ: 130 kgN + 80kg P2O5 + 70kg K2O/ha. Tương đương: Đạm Urê 260 kg/ha; Lân Supe 500 kg/ha; Kaliclorua 150 kg/ha.

+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 1/4 lượng đạm + Bón thúc lần 1: khi ngô 4 - 5 lá: 1/4 lượng đạm + 1/2 lượng kali + Bón thúc lần 2: khi ngô 8 - 9 lá: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali - Chăm sóc

+ Khi ngô từ 4 đến 5 lá: Xới vun, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc + Khi ngô từ 8 đến 9 lá: Xới vun, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ. - Tưới tiêu:

Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt chú ý vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, xoắn nõn, trổ cờ, chín sữa. Sau khi tưới nước hoặc sau mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng ngô.

- Phòng trừ sâu bệnh:

Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

- Thu hoạch

Khi ngô chín ( chân hạt có vết đen hoặc khoảng 75% số cây có lá khô) chọn ngày nắng ráo để thu hoạch.

21

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo QCVN01-56:2011/BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô”[1]

+ Các giai đoạn sinh trưởng (ngày): Từ ngày gieo đến

- Ngày mọc: Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất. - Ngày tung phấn: Ngày có ≥ 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính. - Ngày phun râu: Ngày có ≥ 50% số cây có râu nhú dài 2 - 3 cm.

- Ngày chín: Ngày có ≥ 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen.

+ Các chỉ tiêu về hình thái:

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ của 30 cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (sau trỗ cờ 2-3 tuần).

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 30 cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (sau trỗ cờ 2-3 tuần).

- Số lá trên cây: Đếm số lá thật trên cây.

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Độ che kín bắp: Quan sát các cây ở giai đoạn chín sáp cho điểm từ 1 - 5. Rất kín: Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp (điểm 1)

Kín: Lá bi bao kín đầu bắp (điểm 2) Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp (điểm 3) Hở: Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp (điểm 4) Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều (điểm 5)

22

- Dạng hạt, màu sắc hạt: quan sát màu sắc, dạng hạt 30 bắp khi thu hoạch.

+ Khả năng chống chịu:

- Sâu đục thân Ostrinia nubilalis, sâu đục bắp Heliothis armigera: tỷ lệ % cây bị nhiễm sâu/ tổng số cây theo dõi trong ô thí nghiệm.

<5% số cây, số bắp bị sâu (điểm 1) 5-<15% số cây, bắp bị sâu (điểm 2) 15-<25% số cây, bắp bị sâu (điểm 3) 25-<35% số cây, bắp bị sâu (điểm 4) 35-<50% số cây, bắp bị sâu (điểm 5) - Rệp cờ Rhopalosiphum maidis: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không có rệp (điểm 1)

Rất nhẹ: có từ một quần tụ rệp trên lá, cờ. (điểm 2) Nhẹ: xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ. (điểm 3) Trung bình: Lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp. (điểm 4) Nặng: số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp. (điểm 5) - Bệnh đốm lá Helminthosporium và bệnh khô vằn Rhizoctoniasonali

tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (%).

Không bị bệnh: (điểm 0)

Rất nhẹ (1-10%): (điểm 1)

Nhiễm nhẹ (11-25%): (điểm 2)

Nhiễm vừa ( 26- 50%): (điểm 3)

23

Nhiễm rất nặng (>75%): (điểm 5) - Bệnh khô vằn: cho điểm:

Điểm 1: không có cây bị bệnh Điểm 2: 10% số cây bị bệnh Điểm 3: 20% số cây bị bệnh Điểm 4: 30% số cây bị bệnh Điểm 5 ≥40% số cây bị bệnh - Bệnh thối bắp

Điểm 1: không có cây bị bệnh Điểm 2: 10% số cây bị bệnh Điểm 3: 20% số cây bị bệnh Điểm 4: 30% số cây bị bệnh Điểm 5 ≥ 40% số cây bị bệnh

- Đổ rễ (%): tỷ lệ cây nghiêng 300 so với chiều thẳng đứng/tổng số cây theo dõi.

- Đổ thân (điểm): tỷ lệ các cây bị gãy ở đoạn thân dưới bắp khi thu hoạch.

<5% cây gãy Tốt 5-15% cây gãy Khá

15-30% cây gãy Trung bình 30-50% cây gãy Kém

24

+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số bắp/cây: Tổng số bắp/tổng số cây/ô. Đếm số bắp và số cây lúc thu hoạch.

- Số hàng hạt trên bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Số hạt trên hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống ngô nếp lai

Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi cây bắt đầu gieo cho đến khi hạt chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng ngăn hay dài phụ thuộc vào giống, mùa vụ, kỹ thuật trồng, chăm sóc và điều kiện sinh thái của từng vùng. Việc theo dõi sự chênh lệch về thời gian giữa các giai đoạn của các giống thí nghiệm có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất. Từ đó định ra kế hoạch sử dụng giống vào từng thời vụ, vùng sinh thái cho phù hợp với cơ cấu cây trồng nhằm thu được hiệu quả cao nhất trong sản xuất.

Qua theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô nếp lai, kết quả thu được ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống ngô nếp trồng vụ xuân 2014 tại Nam Viêm - Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Chỉ tiêu Giống

Thời gian từ gieo đến ... (ngày)

Mọc Trỗ cờ Phun râu Chín sáp Chín sinh lý ADI600 5 41 43 72 95 NL13 6 36 38 66 87 NL16 6 36 38 66 88 HN88 5 40 43 70 93 MX10 6 38 41 69 91 Wax44 (đc) 6 36 38 65 86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

3.1.1. Giai đoạn từ gieo đến khi mọc

Khả năng mọc mần của hạt giống là một trong những chỉ tiêu để đánh giá tiêu chuẩn hạt giống tốt.

Giai đoạn này cây ngô sống chủ yếu bằng chất dự trữ trong hạt. Hạt sau khi hút nước trương lên và sảy ra quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa bên trong và bắt đầu nảy mầm.

Trong vụ xuân năm 2014 tại xã Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc có điều kiện thời tiết khá thuân lợi nên thời gian từ khi gieo đến khi mọc của ngô nếp lại khá nhanh và đồng đều là từ 5 - 6 ngày.

3.1.2. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Từ khi gieo đến 3 - 4 lá thật cây ngô chuyển từ giai đoạn sinh trưởng di dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng tự dưỡng, lúc này cây con sử dụng chất dinh dưỡng chủ yếu từ nội nhũ hạt nên sinh trưởng chậm.

Cây bắt đầu phát triển mạnh, nhất là từ sau khi đạt 7 - 9 lá đến trước khi trỗ cờ, giai đoạn này cây không ngừng tăng trưởng về chiều cao và số lá. Thời kì này quyết định việc tích lũy chất dinh dưỡng trên thân lá và từ đó ảnh hưởng tới năng suất sau này.

Qua bảng 3.1 cho thấy, Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống từ 36 - 41 ngày. Các giống NL13, NL16 và Wax44 là 36 ngày và dài hơn là giống HN88 và ADI600 từ 40 - 41 ngày

3.1.3. Giai đoạn từ trỗ cờ tới phun râu

Sau khi trỗ cờ hạt phấn bắt đầu chín, khi gặp điều kiện thuận lợi hạt phấn sẽ rơi vào vòi nhụy để thụ phấn.

Qua theo dõi, nhận thấy sự chênh lệch về thời gian giữa trỗ cờ, tung phấn và phun râu của các giống ở vụ xuân 2014 là từ 2 - 3 ngày. Giai đoạn từ trỗ cờ, tung phấn đến phun râu diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng tác động rất lớn đến năng suất. Giống nào có thời gian chênh lệch càng ngắn thì

27

quá trình thụ phấn, thụ tinh càng diễn ra nhanh và tập trung. điều đó có ý nghĩa quyết định tới các yếu tố cấu thành năng suất.

Thời gian giữa trỗ cờ đến phun râu là rất quan trọng, nó ảnh hưởng khá lớn đến quá trình thụ phấn của ngô. Đây là giai đoạn mẫn cảm của cây ngô trước điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh cho nên trong giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước, dinh dưỡng, ánh sáng, phòng trừ sâu hại.

3.1.4. Giai đoạn từ phun râu tới chín

Giai đoạn này là sự tập trung chất dinh dưỡng vào hạt, phần lớn các sản phẩm quang hợp sẽ được cung cấp rực tiếp vào hạt. Cho nên nếu giống nào duy trì được bộ lá xanh lâu thì khả năng quang hợp sẽ tăng dần tới năng suất hạt.

Thời gian từ gieo đến chín sáp của các giống từ 65 - 72 ngày (thời gian thu bắp tươi).

Thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống từ 86 - 95 ngày. Ở các giống đều có thời gian dài hơn giống đối chứng,và dài nhất là ADI600.

3.1.5. Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện sinh thái, kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt thời gian sinh trưởng dài hay ngắn là tùy thuộc vào từng giống.

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 ta thấy, thời gian sinh trưởng của các giống trồng vụ xuân 2014 từ 86 - 95 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là Wax44 (86 ngày ).

3.2. Một số đặc trưng về hình thái của các giống ngô nếp lai

Qua bảng ta thấy chiều cao cây cũng như số lá trên cây tăng nhanh. Đặc biệt chiều cao cây tăng nhanh khi ngô từ 7 đến 12 lá do lúc này cây ngô đã có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Số lá trên cây tăng mạnh vào giai đoạn trước khi trỗ cờ để đạt số lá tối đa vào thời điểm trỗ cờ.

28

Bảng 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá trên cây của các giống ngô nếp lai trồng vụ xuân 2014 tại Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Giống ADI600 NL13 NL16 HN88 MX10 Wax44(đc)

Chỉ tiêu Ngày theo dõi Cao Cây (cm) Số Lá (lá) Cao Cây (cm) Số Lá (lá) Cao Cây (cm) Số Lá (lá) Cao Cây (cm) Số Lá (lá) Cao Cây (cm) Số Lá (lá) Cao Cây (cm) Số Lá (lá) 04/4/2014 29,30 3,50 34,73 3,83 32,83 3,60 29,93 3,37 16,97 3,60 26,40 3,70 11/4/2014 31,30 4,33 43,57 4,33 33,57 4,27 41,10 4,50 25,10 4,37 29,17 4,47 25/4/2014 76,07 9,13 75,47 9,13 78,30 8,53 94,53 9,10 72,10 9,13 66,17 8,83 10/5/2014 122,57 12,76 117,52 11,05 118,11 11,55 138,80 13,20 143,21 12,07 133,26 13,04 28/5/2014 146,37 13,96 122,27 11,70 124,62 12,48 148,27 13,90 144,34 13,05 139,96 13,69

29

3.2.1 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh chính xác thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Tốc độ tăng trưởng là một chỉ tiêu đặc trưng cho hình thái của cây, không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng. Thời kỳ đầu thân phát triển rất chậm, khi cây được 3 – 5 lá điểm sinh trưởng thân vẫn còn nằm dưới mặt đất. Giai đoạn sau thân phát triển nhanh dần, đặc biệt là ở thời kỳ trước trỗ thân phát triển rất nhanh, một ngày đêm có thể tăng 5 – 8 cm. Sau đó thân phát triển chậm dần và dừng hẳn sau khi thụ tinh.

3.2.2. Động thái tăng trưởng số lá

Tốc độ ra lá phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh. Tốc độ ra lá của cây càng cao thì khả năng sinh trưởng của cây càng mạnh.

Điều kiện môi trường thuận lợi cho giống phát triển tốc độ ra lá nhanh hơn.

Qua các ngày theo dõi thời gian tăng trưởng số lá ta thấy, các giống NL13 và HN88 có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn giống đối chứng, NL16 và MX10 có tốc độ tăng trưởng chậm hơn giống đối chứng, có tốc độ tăng mạnh nhất là ADI600 (3,50 - 13,96)

30

Bảng 3.2 được thể hiện qua biểu đồ.

3.3. Đặc điểm hình thái của các giống ngô nếp lai

Đặc điểm hình thái cây có các chỉ tiêu: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá trên cây, chỉ số diện tích lá, đường kính gốc, trạng thái cây. Đặc điểm hình thái thể hiện tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống ngô và

0 2 4 6 8 10 12 14 16 0 20 40 60 80 100 120 140 160 4/4/2014 11/4/2014 25/4/2014 10/5/2014 28/5/2014 SỐ L Á ( CH IẾ C) CH IỀ U CA O (MM )

NGÀY THEO THU THẬP DỮ LIỆU

Biểu đồ theo dõi tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các giống nếp lai

ADI600cc NL13cc NL16cc HN88cc MX10cc Wax44cc

31

khả năng cho năng suất của các giống đó. Qua theo dõi tổng hợp các chỉ tiêu thu được kết quả về hình thái ngô thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái cây của các giống ngô nếp lai trồng vụ xuân 2014 tại Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Chỉ tiêu Giống Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá trên cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) Đường kính gốc (cm) Trạng thái cây (điểm) ADI600 161,4±15,9 62,8±11,9 14,0±0,8 1,92 1,3±0,2 2 NL13 141,8±9,6 53,6±5,8 13,1±0,8 1,67 1,2±0,2 1 NL16 139,6±8,1 53,5±5,6 12,8±0,9 1,78 1,4±0,2 1 HN88 163,3±13,3 67,8±7,0 13,9±1,0 1,93 1,4±0,2 1 MX10 166,9±15,3 64,5±7,1 13,1±1,0 1,73 1,2±0,2 3 Wax44 (đc) 155,0±10,8 59,9±6,4 13,7±0,7 1,54 1,2±0,2 2

3.3.1 Chiều cao cây

Chiều cao cây ảnh hưởng đến năng suất và liên quan chặt chẽ tới tính chống đổ, khả năng kháng sâu bệnh và mật độ gieo trồng. Chiều cao cây cho phép bố trí hợp lí các bộ phận trong không gian nhất là bộ tán lá, qua đó giúp cho quần thể tận dụng ánh sáng mặt trời có hiệu quả. Thông thường những giống có chiều cao cây cao thì khả năng tận dụng ánh sáng tốt hơn nhưng dễ đổ. Ngược lại những giống có chiều cao cây thấp hơn tuy khả năng tận dụng ánh sáng kém nhưng chống đổ tốt hơn.

32

Từ bảng 3.2 ta thấy, chiều cao cây của các giống dao động từ 139,6 - 166,9 cm. Các giống NL13, NL16 có chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng Wax44, giống ADI600, HN88 và MX10 có chiều cao cây tương đương và cao hơn giống đối chứng Wax44

3.3.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp là một đặc trưng hình thái quan trọng liên quan đến năng suất, tính thuận tiện trong thu hoạch, cơ giới hóa trong sản xuất. Đặc biệt liên quan đến tính chống đổ và khả năng chống chịu sâu bệnh, chuột,... Bắp quá cao cây sẽ dễ đổ, còn bắp quá thấp gây khó khăn trong quá trình thụ phấn,

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống nếp lai trồng vụ xuân năm 2014 tại xã nam viêm, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)