ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã yên lãng, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 34)

1. Thuận lợi

- Trong giai đoạn 2006 - 2011 tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, cùng với sự nỗ lực cố gắng chung của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, kinh tế xã hội của xã có nhiều đổi mới. Bộ mặt nông thôn mới đã có nhiều thay đổi tích cực. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên. Kết cấu hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, hệ thống kênh mương được quan tâm đầu tư xây dựng. Văn hoá - xã hội thu được nhiều kết quả nhất là trong lĩnh vực giáo dục, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn được đảm bảo. Đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo hết năm 2011 giảm xuống còn 16,87%. Hệ thống chính trị thường xuyên được kiện toàn, củng cố vững mạnh, tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân, đây là tiền đề là điều kiện thuận lợi để Yên Lãng triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.

- Yên Lãng là vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái: khí hậu, đất đai, nước, nhiệt độ, độ ẩm rất thuận lợi cho sinh trưởng phát nông nghiệp, cây công nghiệp; có Công ty Than Núi Hồng là doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn, có ngành nghề dịch vụ thương nghiệp, dịch vụ vận tải phát triển tương đối mạnh; Có lực lượng lao động khá dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù, là vùng sản xuất lúa năng xuất cao, có tiềm năng quy hoạch vùng sản xuất lúa cho năng suất cao, vùng chuyên canh cây màu, nguyên liệu chè có chất lượng cao đó là lợi thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh.

2. Khó khăn - hạn chế

- Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm; chưa có nhiều mô hình ứng dụng KHCN cao trong SX nông nghiệp, nhất là các mô hình trang trại; du lịch, dịch vụ.

- Hiện nay xã có khu mỏ than đang khai thác; chưa có biện phát xử lý triệt để rác thải công nghiệp; làm ô nhiễm đến môi trường nước, không khí, đất; từ đó làm ảnh hưởng đến cây trồng và đời sống của nhân dân gần khu khai thác.

- Cây lúa được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nhưng mức đầu tư thâm canh cho lúa còn thấp, chỉ bằng 50% so với yêu cầu; thiết bị máy móc phục vụ sản xuất còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; sản xuất thủ công là chủ yếu (chiếm trên 35%), áp dụng đầu tư máy móc (chỉ chiếm trên 65%).

- Hệ thống giao thông, thủy lợi chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng vùng chè, vùng lúa còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

- Công tác chuyển giao ứng dụng KHCN vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ. Người sản xuất chưa được đào tạo các kĩ thuật mới một cách hệ thống và toàn diện, chưa thay đổi nếp sản xuất cũ còn lạc hậu, chưa có cách tiếp cận linh hoạt với nền kinh tế thị trường, số lượng trong độ tuổi lao động được đào tạo còn thấp

- Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất trồng lúa không tập trung, sản xuất chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, manh mún khó áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất.

- Công tác tham mưu của một số đoàn thể còn hạn chế, nội dung hoạt động của tổ chức đoàn thể ở cơ sở chưa có chiều sâu, tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt chưa cao. Năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm với công việc được phân công chưa cao, chưa phát huy được vai trò tham mưu, đề xuất.

- Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả biến động mạnh, suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động và ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã yên lãng, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w