0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THEO 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI XÃ YÊN LÃNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 34 -34 )

- Theo kết quả rà soát đánh giá đến hết năm 2011 xã đã đạt 2/19 tiêu chí nông thôn mới, các tiêu chí đã đạt là: Bưu Điện; Y tế

- Còn lại 17 tiêu chí chưa đạt nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Giao thông, Thuỷ lợi, Điện, Cơ sở vật chất văn hoá, Chợ nông thôn, Nhà ở, Cơ cấu lao động, Văn hoá, Môi trường; Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; Thu nhập; Hộ nghèo; Giáo dục; Hình thức tổ chức sản xuất; An ninh trật tự xã hội; Trường học.

PHẦN III: CÁC DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Dự báo tiềm năng

1.1. Về tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch..

- Yên Lãng là xã nằm ở phía Tây của Huyện giáp với Huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, có quốc lộ 37 chạy qua chiều dài của xã, có công ty than Núi Hồng nằm trên địa bàn, có khu Di tích Thanh Niên Việt Nam, Khu Di tích Chiến khu Nguyễn Huệ, có tuyến đường Vành đai Tam Đảo chạy qua; là nơi có điều kiện khí hậu và nguồn nước thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển trồng lúa, cây chè, phát triển chăn nuôi thuỷ sản, trồng dược liệu, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vận tải, du lịch về nguồn.

- Là xã có tiềm năng lợi thế phát triển lúa, sản xuất chè, phát triển kinh tế trang trại kết hợp đồi rừng, các dịch vụ ăn uống, dịch vụ thương nghiệp, dịch vụ vận tải, người dân có truyền thống lao động cần cù. Là một trong những xã có vùng sản xuất chè có truyền thống, đó là lợi thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển các loại hình dịch vụ tại địa phương.

- Trong những năm tới, tỉnh Thái Nguyên có dự kiến quy hoạch khu Cửa ngõ phía Tây trên địa bàn xã, kết hợp với sự phát triển các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp, các loại hình dịch vụ. Các tuyến đường giao thông trong xã được đầu tư xây dựng, kết hợp với các tuyến đường trong xã được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi các nông sản hàng hóa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Vùng chè thuộc khu vực xóm Yên Từ, Khuôn Nanh, xóm Giữa, Cầu Trà, Đầm Làng, Tiền Đốc đã và đang được lựa chọn quy hoạch phát triển, cùng với khu du Di tích Thanh niên Việt Nam, Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ, đường Vành đai Tam Đảo sẽ là điều kiện rất thuận lợi để Yên Lãng phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn.

- Các tuyến đường giao thông liên xã đã được đầu tư xây dựng láng nhựa, kết hợp với các tuyến đường trong xã được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi các nông sản hàng hoá thúc đẩy phát triển sản xuất.

1.2. Dự báo về dân số, lao động

Dân số và lao động xã Yên Lãng từ nay đến năm 2020 được phát triển theo 2 hướng. Hướng thứ nhất tăng dân số tự nhiên, hướng thứ 2 tăng dân số cơ học xuất phát từ lợi thế về nhu cầu đất ở do có quốc lộ 37 chạy qua và khu Trung tâm thương mại Cửa ngõ phía Tây tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy từ nay đến năm 2020 dự báo sẽ có một lượng dân cư nhất định đến cư trú tại địa bàn xã Yên Lãng.

Dân số xã Yên Lãng từ nay đến năm 2020 dự báo như sau: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,1 %

Tỷ lệ tăng dân số cơ học: 0,3 %.

Biểu 3.1 Dự báo tăng dân số trong kỳ quy hoạch

Chỉ tiêu Giai đoạn

2010- 2011 2011 - 2015 2015 - 2020

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1 % 1,1 % 1,1 %

Tỷ lệ tăng dân số cơ học 0,3 % 0,3 % 0,3 %

Dự báo dân số của xã:

- Năm 2011 12.343 người

- Năm 2015 13.049 người

- Năm 2020 13.988 người

Dự báo lao động:

Tổng dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2020 khoảng: 8129 người, chiếm tỷ lệ 58,11 % so với tổng dân số.

PHẦN IV: NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI I. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ

1. Xác định ranh giới quy mô sử dụng đất

- Lập Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn 2020; Trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo sự liên kết sự phát triển của xã gắn liền với quy hoạch chung của huyện và các xã giáp gianh.

- Ranh giới nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới địa lý xã Yên Lãng với tổng diện tích tự nhiên là 3.881,91 ha. Địa giới hành chính xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp Núi Hồng (Xã Minh Tiến, Phú Cường Huyện Đại Từ) + Phía Nam giáp xã Phú Xuyên; giáp dãy núi Tam Đảo

+ Phía Đông giáp xã Na Mao và xã Phú Xuyên (huyện Đại Từ) + Phía Tây giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang..

- Quy mô dân số: Năm 2011 toàn xã có 3.082 hộ, 12.343 khẩu.

2. Định hướng quy hoạch cải tạo khu dân cư các xóm

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch cần phát triển không gian trên cơ sở hiện trạng và tận dụng lợi thế địa lý, kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhằm tạo sự phát triển bền vững, làm nền tảng cho sự phát triển, đảm bảo môi trường và ổn định đời sống nhân dân.

- Phát triển không gian toàn xã phải gắn kết giữa trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp. Việc bố trí hợp lý và đảm bảo về cơ cấu phân khu chức năng khu trung tâm xã, các điểm dân cư tập trung và nâng cấp cải tạo các cơ sở kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện có, trên cơ sở các tiêu chí phát triển nông thôn mới, hạn chế san lấp, tiết kiệm kinh phí đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường nông thôn.

- Phát triển hướng tới ưu tiên cho việc xã hội hoá đầu tư, tạo quỹ đất phát triển xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, không tách rời khỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ và đặc biệt bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế xã của xã Yên Lãng và vùng phụ cận.

* Ưu điểm:

+ Kế thừa và phát triển các công trình công cộng hiện có. + Tạo lập được khu trung tâm xã tập trung, khang trang.

+ Phát triển dân cư tập trung, thuận tiện tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật. + Các khu vực sản xuất và các khu vực làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp được đưa ra ngoài khu vực dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực sản xuất tới khu dân cư.

+ Khai thác nhiều đất nông nghiệp chất lượng thấp để chuyển mục đích sử dụng đất sang một số loại đất khác như: đất ở, đất phát triển hạ tầng...

* Nhược điểm:

+ Giao thông quy hoạch chủ yếu tận dụng theo các tuyến đường hiện trạng nên trong quá trình xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn.

3. Định hướng tổ chức công trình hạ tầng kỹ thuật

3.1. Giao thông

- Đường trục xã, liên xã áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 4 miền núi bề rộng mặt đường tối thiểu 5,5m; chiều rộng nền đường 7,5 m đảm bảo cho 2 xe ôtô tải tránh nhau được.

- Đường trục xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp A bề rộng lòng đường tối thiểu 3,5m; chiều rộng nền đường 5,0m đảm bảo hệ thống thoát nước.

- Đường ngõ xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp B, cần cải tạo có bề rộng lòng đường tối thiểu 3,0m; chiều rộng nền đường 4,0m bảo đảm cho xe cứu thương, cứu hoả có thể ra vào được.

- Đường bờ vùng: Vùng cách vùng 100-200 m, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu và đường giao thông, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m; chiều rộng nền đường 3,0m; liên thông theo hướng 1 chiều, khoảng cách từ 300 đến 500m, có 1 điểm tránh xe.

- Đường bờ thửa: Có kích thước từ 1,2-1,5 m; được cứng hoá, cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có một bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước.

3.2. Quy hoạch cấp nước

Quy hoạch hộ dân dùng nước máy để đảm bảo vệ sinh theo quy mô xã: Nước sinh hoạt 80 lít/người/ngày (năm 2010) và 100 lít/người/ngày (năm 2020).

3.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải

Theo dọc đường giao thông xóm, xã, các vùng chăn nuôi, có quy hoạch thoát nước thải ra ngoài. Tại khu trung tâm xã nơi có mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước đậy tấm đan. Nước thải trạm y tế, khu chăn nuôi... phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra ngoài.

3.4. Quy hoạch cấp điện.

Đảm bảo theo Quy định của ngành điện và theo tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn mới ban hành kèm theo thông tư 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng. Chỉ tiêu cấp điện lấy bằng 200 KW/h/người/năm tính đến năm 2020.

3.5. Vệ sinh môi trường

Toàn bộ chất thải rắn và rác thải của xã vận chuyển đến khu thu gom rác thải của xã tại vị trí xóm Đồng Bèn diện tích 1,65ha, sau đó được vận chuyển đến khu chứa và chôn lấp rác thải. Xung quanh khu vực này phải trồng hệ thống cây xanh cách ly và phải có biện pháp xử lý để chống ô nhiễm môi trường.

II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Tổng diện tích đất tự nhiên xã Yên Lãng xác định theo địa giới hành chính 364 là 3.881,91 ha. Theo thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ cấu các loại đất gồm:

- Đất nông nghiệp; - Đất phi nông nghiệp; - Đất chưa sử dụng.

Trong kỳ quy hoạch, cơ cấu các loại đất có sự biến động, chuyển mục đích sử dụng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuy nhiên tổng diện tích đất tự nhiên luôn được đảm bảo theo số liệu thống kê hàng năm và kiểm kê định kỳ (trừ khi có sự thay đổi do điều chỉnh địa giới hành chính hoặc sử dụng số liệu khi được đầu tư đo đạc lập bản đồ địa chính).

Cơ cấu và quy hoạch sử dụng đất được thực hiện cụ thể như sau:

1. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2020:

1.1. Đất nông nghiệp :

Diện tích hiện trạng năm 2011 là 3.142,77 ha, chiếm 80,96% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp tăng 124,02 ha. Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 3.266,79 ha, chiếm 84,15% tổng diện tích đất tự nhiên, quy hoạch đất nông nghiệp được thực hiện như sau:

1.1.1. Đất lúa nước: Diện tích hiện trạng là 404,16 ha, Đến năm 2020 diện tích đất trồng lúa là 383,59 ha (giảm 20,57 ha). Cụ thể:

Trong kỳ quy hoạch, đất trồng lúa giảm 33,57 ha để thực hiện các quy hoạch sau:

- Quy hoạch đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 0,39 ha tai khu Cửa ngõ phía tây.

- Chuyển sang đất sản xuất kinh doanh: 2,84 ha - Quy hoạch đất bãi thải xử lý chất thải 0,51 ha

- Quy hoạch đất phát triển hạ tầng 24,13 ha, Trong đó:

+ Quy hoạch xây dựng, mở rộng đường giao thông trên địa bàn xã 13,33 ha ( trong đó quy hoạch cho khu Cửa ngõ phía tây 11,34 ha)

+ Quy hoạch đất khu văn hóa các xóm: 0,11 ha.

+ Quy hoạch đất sân thể thao các xóm: 4,84 ha ( trong đó khu Cửa ngõ phía tây 3,07 ha).

+ Quy hoạch đất phát triển hạ tầng khu cửa ngõ 0,08 ha

+ Quy hoạch các công trình khác khu cửa ngõ phía tây 5,77 ha, trong đó: đất giáo dục 2,45 ha; đất y tế 0,25 ha; đất chợ 3,07 ha.

- Chuyển sang đất phi nông nghiệp khác: 0,8 ha (để quy hoạch đất cho khu công viên cây xanh tại khu Cửa ngõ phía tây).

- Chuyển sang đất giãn dân: 4,9 ha ( trong đó đất giãn dân cho khu cửa ngõ 1,93 ha)

Đồng thời trong giai đoạn quy hoạch đất trồng lúa tăng 13 ha được hoàn thổ từ đất khai thác khoáng sản.

1.1.2. Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích hiện trạng là 41,05 ha. Trong kỳ quy hoạch diện tích đất trồng cây hàng năm tăng 63,74 ha được chuyển sang từ đất bằng chưa sử dụng 54,24 ha; đất rừng sản xuất 9,5 ha. Đồng thời giảm 3,77 ha để thực hiện các quy hoạch cụ thể:

- Chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 0,25 ha - Quy hoạch đất phát triển hạ tầng 1,66 ha, Trong đó:

+ Quy hoạch xây dựng, mở rộng đường giao thông trên địa bàn xã 0,73 ha ( trong đó vùng cửa ngõ 0,56 ha);

+ Quy hoạch đất sân thể thao các xóm: 0,93 ha ( trong đó khu Cửa ngõ phía tây 0,1 ha)

- Chuyển sang đất phi nông nghiệp khác 0,09 ha (để quy hoạch đất cho khu công viên cây xanh tại khu Cửa ngõ phía tây).

- Chuyển sang đất giãn dân : 0,57 ha.

Đến năm 2020 diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại là 101,02 ha.

1.1.3. Đất trồng cây lâu năm: Diện tích hiện trạng 331,46 ha.

Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 14,64 ha từ 12,64 ha đất bằng chưa sử dụng, 1,2 ha đất trồng cây hàng năm, 0,8 ha đất rừng sản xuất ;

Đồng thời đất trồng cây lâu năm giảm 15,18 ha để chuyển sang các mục đích: - Chuyển sang đất di tích danh thắng: 0,04 ha.

- Quy hoạch mở rộng đất nghĩa trang 6,83 ha.

- Quy hoạch đất phát triển hạ tầng 2,15 ha, Trong đó:

+Quy hoạch xây dựng, mở rộng đường giao thông trên địa bàn xã 1,79 ha; + Quy hoạch đất sân thể thao các xóm: 0,36 ha.

- Quy hoạch mở rộng, chỉnh trang khu dân cư nông thôn 6,16 ha. Đến năm 2020 diện tích đất trồng cây lâu năm 330,92 ha.

1.1.4. Đất lâm nghiệp:

* Đất rừng sản xuất

Diện tích hiện trạng 1.316,07 ha.

Trong kỳ quy hoạch, đất rừng sản xuất tăng 109,36 ha được chuyển sang từ đất đồi chưa sử dụng.

Đồng thời giảm 52,86 ha để chuyển sang các mục đích: - Chuyển sang đất trồng cây hàng năm 9,5 ha ( trồng cỏ) - Chuyển sang đất trồng chè 0,8 ha

- Chuyển sang đất khu chăn nuôi tập trung 32,20 ha - Chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 0,65 ha. - Quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải 0,76 ha - Chuyển sang đất tôn giáo tín ngưỡng 0,34 ha - Quy hoạch mở rộng đất nghĩa trang 4,39 ha. - Quy hoạch đất phát triển hạ tầng 0,33 ha.

- Quy hoạch mở rộng, chỉnh trang khu dân cư nông thôn 3,89 ha. Đến năm 2020 diện tích đất rừng sản xuất 1.372,57 ha.

* Đất rừng đặc dụng:

- Diện tích hiện trạng 643,88 ha. Trong kỳ quy hoạch diện tích này được giữ nguyên. * Đất rừng phòng hộ:

- Diện tích hiện trạng 332,07 ha. Trong kỳ quy hoạch diện tích này được giữ nguyên.

1.1.5. Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích hiện trạng là 73,99 ha. Quy hoạch đến năm 2020 là 70,45 ha, giảm 3,54 ha do chuyển sang đất phát triển hạ tầng 1,92 ha, đất phi nông nghiệp khác 1,27 ha ( dành đất cho quy hoạch khu công viên cây xanh tại khu Cửa ngõ phía tây), đất ở nông thôn 0,35 ha.

1.1.6. Đất nông nghiệp khác: Diện tích đất tăng so với hiện trạng 32,20 ha được lấy từ đất rừng sản xuất. Đến năm 2020 diện tích là 32,29 ha

1.2. Đất phi nông nghiệp :

Diện tích hiện trạng năm 2011 là 239,06 ha, chiếm 6,16% tổng diện tích đất tự nhiên, trong kỳ quy hoạch, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 40,98 ha. Đến năm 2020, diện tích đất phi nông nghiệp toàn xã là 280,04 ha, chiếm 7,21% tổng diện tích đất tự nhiên, các quy hoạch cụ thể như sau:

1.2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích hiện trạng

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI XÃ YÊN LÃNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 34 -34 )

×