Phương pháp đánh giá phẩm chất gạo

Một phần của tài liệu lai tạo và tuyển chọn dòng lúa cứng cây, kháng rầy, chịu mặn tốt từ tổ hợp lai (bn2 x lúa nhật) x (bn3 x lúa sỏi) (Trang 30 - 34)

2.3.4.1 Phân tích Amylose hạt lúa theo phương pháp của Cagampang và Rodriquez (1980)

Qui trình phân tích hàm lượng Amylose gồm 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hóa chất gồm Ethanol 95%, HCl 30%, NaOH 1N, Iod (Iod 20% + KI 2%)

Lấy 50 mg nội nhũ đã nghiền mịn cho vào ống 50 ml, thêm 0,5 ml Ethanol 95%, lắc nhẹ cho đều, thêm 9,5 ml NaOH 1N, đun sôi trong 10 phút

Lắc đều và để qua đêm

Bước 3: Pha loãng mẫu và đo

Hút 10μl dịch trích cho vào bình định mức 25 ml (đối với mẫu thử - mẫu blank, thay dịch trích bằng 100 μl NaOH 1N)

Thêm nước cất tới ½ bình và lắc đều Thêm 250μl dung dịch Iod, lắc đều

Thêm nước cất tới vạch định mức, chuyển sang ống 50 ml và lắc đều trước khi cho vào cuvett, đo ở bước sóng 575 nm

Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả Đường chuẩn có dạng Y= aX + b

Trong đó: Y: Độ hấp thụ OD

X: Lượng Amylose có trong mẫu đem đo Tính hàm lượng Amylose theo công thức

%Amylose = X 100

TLM

Trong đó: TLM là trọng lượng mẫu khi cho vào máy đo.

Tùy theo hàm lượng Amylose các giống có thể phân nhóm thành:

Bảng 2.3 Phân nhóm lúa theo hàm lượng Amylose (IRRI, 1988)

STT Phân nhóm Amylose (%) Cấp độ

1 Nếp 1-2 Rất thấp

2 Dẻo 8-20 Thấp

3 Mềm cơm 21-25 Trung bình

4 Cứng cơm >25 Cao

2.3.4.2 Phân tích hàm lượng Protein theo phương pháp Lowry (1993)

Quy trình phân tích hàm lượng Protein gồm 4 bước Bước 1: Chuẩn bị dung dịch: Dung dịch NaOH 0,1N

Dung dịch A (Na2CO3 2% + Na-K-tatrate 0,005% + NaOH 0,1N) Dung dịch B (CuSO4 0,1%)

Dung dịch C (45 ml dung dịch A +5 ml dung dịch B) Dung dịch Folin 1N

Bước 2: Ly trích mẫu

Cân 10 mg bột gạo đã nghiền mịn cho vào ống 1,5 ml, thêm vào 1 ml NaOH 0,1N khoấy đều và để qua đêm

Bước 3: Pha loãng mẫu và đo

Vortex mẫu sau đó ly tâm ở tốc độ 14000 vòng/phút trong 3 phút

Hút 10 ml dịch trích cho vào ống 10 ml (đối với mẫu thử-mẫu blank, thay dịch trích bằng 100μl NaOH 0,1N)

Thêm 1 ml nước cất, lắc đều

Thêm 500μl dung dịch C (chỉ pha trước khi sử dụng 30 phút), lắc đều và để yên trong 10 phút

Thêm 50μl dung dịch Folin 1N, lắc đều và để yên trong 30 phút, cho vào cuvette và đo ở bước sóng 600 nm

Bước 4: Dựng đường chuẩn

Pha dung dịch gốc Bovine Serum Albumin (BSA) Đường chuẩn có dạng Y=aX+b

Trong đó: Y: Độ hấp thụ OD

X: Lượng protein có trong mẫu đem đo Bước 5: Tính kết quả

Tính hàm lượng Protein theo công thức %Protein= 100

100

X 

2.3.4.3 Phân tích độ trở hồ theo IRRI (1979)

Chuẩn bị hai mẫu cho mỗi giống/dòng được thử. Mỗi mẫu lấy sáu hạt gạo, cạo sạch lớp cám, chọn hạt không bị nứt, xếp các hạt điều vào đĩa petri.

Thêm 10 ml KOH 1,7% vào mỗi đĩa.

Đậy đĩa petri, để yên khoảng 23 giờ ở nhiệt độ phòng.

Đánh giá độ lan rộng theo thang điểm của IRRI (1996) được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.4 Thang đánh giá độ trở hồ của hạt gạo theo IRRI (1996)

Cấp Đặc điểm Mức độ

1 Hạt gạo còn nguyên Cao

2 Hạt gạo phồng lên Cao

3 Phồng lên, viền còn nguyên, nở ít Cao

4 Phồng lên, viền còn nguyên, nở rộng Trung bình 5 Hạt rã ra, viền hoàn toàn nở rộng Trung bình

6 Hạt tan ra hoàn toàn với viền Thấp

7 Hạt tan ra hoàn toàn và trong Thấp

Bước 1: Chuẩn bị mẫu

Tách vỏ trấu và đo ẩm độ hạt gạo

Nghiền mịn và cân mẫu (100 mg với ẩm độ 12%). Bước 2: Hòa tan mẫu

Thêm 0,2 ml Ethanol 95% có chứa 0,025% Thymol blue Thêm 2 ml KOH 0,2N. Sau đó khuấy đều bằng máy Vortex Đậy nắp kỹ và đun trong nồi cách thủy 100o

C trong 5 phút

Lấy ra để yên trong 5 phút, sau đó làm lạnh trong nồi nước đá trong 10 phút. Bước 3: Đọc và ghi kết quả

Để ống nghiệm nằm ngang trên bề mặt bằng phẳng, để gel chảy từ từ, sau 1 giờ tiến hành đo chiều dài thể gel (từ đáy đến mí trên của thể gel).

Đánh giá độ bền thể gel theo thang điểm của IRRI (1996) được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.5 Phân cấp độ bền thể gel theo thang đánh giá của IRRI (1996)

Cấp Chiều dài thể gel (mm) Loại độ bền thể gel

1 80-100 Rất mềm

3 61-80 Mềm

5 41-60 Trung bình

7 35-40 Cứng

9 <35 Rất cứng

2.3.4.6 Chiều dài và tỉ lệ dài/rộng của hạt gạo

Đo chiều dài và chiều rộng của 10 hạt gạo của mỗi dòng/giống bằng cách xếp nối nhau trên giấy kẻ li, lấy giá trị trung bình. Đánh giá theo thang điểm của IRRI (1988).

Bảng 2.6 Phân loại hạt gạo theo chiều dài và tỉ lệ dài/rộng IRRI (1988).

Thang điểm Dài hạt Dài/rộng hạt

Dạng hạt Chiều dài hạt (mm)

Dạng hạt Tỉ lệ dài/rộng hạt (mm)

1 Rất dài >7,5 Thon dài >3

3 Dài 6,61-7,5 Trung bình 2,1-3

5 Trung bình 5,51-6,6 Hơi tròn 1,1-2

Một phần của tài liệu lai tạo và tuyển chọn dòng lúa cứng cây, kháng rầy, chịu mặn tốt từ tổ hợp lai (bn2 x lúa nhật) x (bn3 x lúa sỏi) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)