0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng nhận thức của sinh viên về bản chất của rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM (Trang 38 -41 )

Quan điểm của sinh viên về trầm cảm.

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu quan điểm của sinh viên về trầm cảm qua câu hỏi số 3 của bảng hỏi. Kết quả cho thấy, trong tổng số 600 sinh viên được nghiên cứu thì có 78,7% sinh viên có quan điểm đúng về trầm cảm khi cho rằng trầm cảm là một dạng bệnh lý, còn lại 21,3% nhận thức chưa đúng về trầm cảm. Cụ thể là, 17% sinh viên cho rằng trầm cảm là trạng thái tâm lý tiêu cực trong ngày, 2,5% cho rằng đó là một dạng tính cách đặc trưng của con người và có 1,8% sinh viên

cho rằng trầm cảm là một hiện trượng tâm lý bình thường. Kết quả nghiên cứu quan điểm của sinh viên về rối loạn trầm cảm thể hiện rõ ở bảng sau:

78.7% 2.5% 17%

1.8%

một dạng bệnh lý

một dạng tính cách đặc trưng của con người

trạng thái tâm lý tiêu cực trong ngày hiện tượng tâm lý bình thường

Biểu đồ 3.1: Quan điểm của sinh viên về trầm cảm

Ta nhận thấy rằng, đa số sinh viên được nghiên cứu đã có quan điểm đúng về trầm cảm khi cho rằng trầm cảm là một loại bệnh lý. Trong đó, qua bảng số liệu 3 (câu 3 - phụ lục 05) chúng tôi thấy rằng sinh viên khoa Tâm lý (89,9%) và sinh viên khoa Lịch sử (82,2%) là hai khoa có số lượng sinh viên nhận thức đúng về vấn đề này chiếm tỉ lệ cao nhất, thấp nhất là khoa Kế toán và Tâm lý giáo dục với 73% sinh viên lựa chọn đúng. Tuy nhiên, qua đây một lần nữa có thể thấy rằng hầu hết sinh viên được nghiên cứu đều có quan điểm đúng về trầm cảm.

Như vậy đa số sinh viên đều cho rằng rối loạn trầm cảm là một dạng bệnh lý. Trong đó tỉ lệ sinh viên nhận thức đúng về vấn đề này ở khoa Tâm lý và khoa Lịch sử là cao hơn so với các khoa khác.

Nhận thức của sinh viên về bản chất của trầm cảm

Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên về bản chất của rối loạn trầm cảm, chúng tôi đã thu được kết quả tại bảng 4 (câu 4 - phụ lục 03) như sau: có 41,5% sinh viên nhận thức đúng về bản chất của rối loạn trầm cảm khi lựa chọn đáp án trầm cảm là “Là trạng thái rối loạn cảm xúc, có vẻ mặt u sầu buồn bã hoặc vô cảm, giảm năng lượng, giảm hứng thú hoạt đông, có cảm giác bi quan, có ý nghĩ tự sát và có thể đi kèm với bệnh cơ thể”; có tới 40,5% sinh viên cho rằng trầm cảm là “là trạng thái ít nói, ngại giao tiếp, cảm xúc không ổn định, vừa lạc quan sau đó lại bi quan và đi kèm với bệnh cơ thể”. Bên cạnh đó, có 13% sinh viên cho rằng trầm cảm “là sự lo lắng, sợ hãi quá mức, kéo dài dai dẳng, cùng với đó là hoang tưởng về một thế giới không có thực, đi kèm với sự mất kiểm soát hành vi”; và có 5% sinh viên cho rằng trầm cảm là “là sự mất phản ứng cảm xúc, lúc nào cũng nghĩ mình mắc bệnh gì đó và cho rằng mình sẽ chết”. Như vậy, bên cạnh một số bộ phận sinh viên đã có nhận thức đúng về bản chất của rối loạn trầm cảm (41,5%) thì phần đông sinh viên (58,5%) vẫn còn nhầm lẫn về vấn đề này.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhận thức của sinh viên các khoa về bản chất của rối loạn trầm cảm, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2: Nhận thức của sinh viên về bản chất của trầm cảm

Khoa Sự lo lắng sợ hãi quá mức (1) Trạng thái rối loạn cảm xúc (2) Sự mất phản ứng cảm xúc (3) Vừa lạc quan, vừa bi quan (4) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Kế toán 7 7,0 37 37,0 4 4,0 52 52,0 Tâm lý 21 21,0 52 52,0 11 11,0 16 16,0 Lịch sử 16 16,0 37 37,0 1 1,0 46 46,0 Cơ khí 7 7,0 29 29,0 2 2,0 62 62,0 Y Đa khoa 12 12,0 50 50,0 5 5,0 33 33,0 Tâm lý - giáo dục học 15 15,0 44 44,0 7 7,0 34 34,0 Chú thích:

(1): Là sự lo lắng sợ hãi quá mức kéo dài dai dẳng, cùng với đó là hoang tưởng về một thế giới không có thực, mất kiểm soát hành vi và đi kèm với bệnh cơ thể.

(2): Là trạng thái rối loạn cảm xúc, có vẻ mặt u sầu buồn bã hoặc vô cảm, giảm năng lượng, giảm hứng thú hoạt đông, có cảm giác bi quan, có ý nghĩ tự sát và có thể đi kèm với bệnh cơ thể.

(3): Là sự mất phản ứng cảm xúc, lúc nào cũng cũng trong trạng thái đau khổ vì nghĩ rằng mình mắc bệnh gì đó và cho rằng mình sẽ chết.

(4): Là trạng thái ít nói, ngại giao tiếp, cảm xúc không ổn định, vừa lạc quan sau đó lại bi quan và đi kèm với bệnh cơ thể.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, số lượng sinh viên nhận thức đúng về bản chất của rối loạn trầm cảm ở khoa Tâm lý là cao nhất khi cho rằng rối loạn trầm cảm là “Là trạng thái rối loạn cảm xúc, có vẻ mặt u sầu buồn bã hoặc vô cảm, giảm năng lượng, giảm hứng thú hoạt đông, có cảm giác bi quan, có ý nghĩ tự sát và có thể đi kèm với bệnh cơ thể”. Cụ thể, trong tổng số 100 sinh viên nghiên cứu tại khoa Tâm lý - ĐH KHXH & NV thì có 52 sinh viên (52%) nhận thức đúng về bản chất của rối loạn trầm cảm, tại khoa Y Đa khoa - ĐH Y Hà Nội là 50 sinh viên (50%) và khoa Tâm lý - giáo dục học là 44 sinh viên (44%); Ở khoa Kế toán và Lịch sử là 37%; Khoa Cơ khí - Trường ĐH Bách Khoa có số sinh viên nhận thức đúng về bản chất của rối loạn trầm cảm là ít nhất (29%). Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy rằng dù ba khối ngành Tâm lý, Y Đa khoa, Tâm lý - giáo dục học có số lượng sinh viên nhận thức đúng về bản chất của trầm cảm là cao nhất nhưng cũng chỉ chiếm trên dưới một nửa số sinh viên được nghiên cứu tại các khoa đó (52/100; 50/100, 44/100). Bên cạnh đó vẫn còn có rất nhiều sinh viên nhầm lẫn về bản chất của rối loạn trầm cảm khi cho rằng bản chất của trầm cảm là “là trạng thái ít nói, ngại giao tiếp, cảm xúc không ổn định, vừa lạc quan sau đó lại bi quan và đi kèm với bệnh cơ thể”, cụ thể tại khoa Cơ khí là 62%, khoa Kế toán là 52% và

khoa Lịch sử là 46% là có tỉ lệ sinh viên nhầm lẫn cao nhất. Điều đó có nghĩa là một bộ phận lớn sinh viên, đặc biệt là sinh viên các khối ngành Cơ khí, Kế toán, Lịch sử có nhận thức chưa đúng về bản chất của rối loạn trầm cảm.

Như vậy, sinh viên khoa Tâm lý - ĐH KHXH & NV, khoa Y Đa khoa - ĐH Y Hà Nội và khoa Tâm lý - giáo dục học - Học viện Quản lý giáo dục có tỉ lệ sinh viên nhận thức đúng về bản chất của rối loạn trầm cảm cao hơn so với các khối ngành còn lại, tuy nhiên con số này là chưa nhiều.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM (Trang 38 -41 )

×