0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận chung

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN GIÚP HỌC SINH TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRÊN MÁY TÍNH PHẦN NHIỆT HỌC THUỘC TRƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ LỚP 10 BAN CƠ BẢN (Trang 67 -70 )

Kết luận chung

Sau quá trình thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

 Khái niệm tự kiểm tra- đánh giá là một khái niệm mới, chưa có nhiều tài liệu tham khảo và rất ít tác giả Việt Nam đề cập đến vấn đề này. Vì thế những thông tin chúng tôi tìm được chủ yếu từ Internet, và những thông tin này rất tản mạn về khái niệm, nội dung, hình thức. Chính vì thế chúng tôi chỉ mới xây dựng cơ sở lý luận ban đầu về tự kiểm tra- đánh giá, vai trò của tự kiểm tra- đánh giá đối với học sinh trong việc tự điều chỉnh kiến thức, kỹ năng, hành vi, phương pháp học.

 Xây dựng được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn được biên sọan theo từng mục tiêu kiến thức cụ thể mà chúng tôi đưa ra dựa trên các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc học sinh hiểu được mục tiêu, kiểm soát mức độ đạt được mục tiêu là rất khó. Chính vì thế các mục tiêu được trình bày dưới dạng câu hỏi tự vấn.

 Xây dựng các thông tin phản hồi ứng với từng phương án trả lời của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, và phần mềm để hỗ trợ học sinh tự kiểm tra- đánh giá.

 Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn được biên soạn theo từng mục tiêu, thông tin phản hồi hiệu quả giúp học sinh tự kiểm tra- đánh giá, chủ động tự điều chỉnh nhờ đó mà kết quả học tập của họ tốt hơn.

Bên cạnh các kết quả đạt được, đề tài nghiên cứu còn những mặt hạn chế sau:

 Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trắc nghiệm khách quan chưa nhiều, vì vậy nếu học sinh tiến hành tự kiểm tra- đánh giá nhiều lần sẽ có sự trùng lặp câu hỏi.

 Phần mềm vẫn chưa xóa bỏ chi tiết bài làm trong phần “Xem kết quả cũ” sau khi học sinh đã xem lại chi tiết bài làm của mục tiêu đã chọn.

 Phần mềm vẫn chưa thông báo cho học sinh nắm được những mục tiêu nào bản thân đã làm lại hay chưa sau khi xem chi tiết trong phần “Xem kết quả cũ”.

 Để thẩm định tính đúng đắn của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thông tin phản hồi cần phải thực nghiệm trong thời gian dài, với nhiều đối tượng và số lượng lớn học sinh. Tuy nhiên đề tài chỉ thực nghiệm trong thời gian ngắn với số lượng học sinh ít (chỉ 28 học sinh của 1 lớp) ở trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn.

Với những gì đề tài đã làm được, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới giáo dục, đó là tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội chủ động tựđiều chỉnh. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi khẳng định: các hình thức kiểm tra- đánh giá đã sử dụng, các phần mềm hiện có không giúp học sinh tự điều chỉnh. Các hình thức, phần mềm đó cũng tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tựđiều chỉnh nhưng học sinh không hòan tòan là người chủđộng.

Sử dụng hình thức tự kiểm tra- đánh giá, cùng với thông tin phản hồi hiệu quả giúp học sinh phát triển năng lực tựđánh giá bản thân, tự điều chỉnh việc học và thúc đẩy quá trình học tập phát triển. Về phía giáo viên,với những thông tin phản hồi từ học sinh giúp họ nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tựđiều chỉnh, tự hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của mình.

Việc tự kiểm tra- đánh giá phải được tiến hành một cách thường xuyên trong toàn bộ quá trình học tập, có như thế học sinh mới phát hiện kịp thời các mặt chưa đạt được trong quá trình học tập để tìm biện pháp điều chỉnh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình lĩnh hội kiến thức.

Các ý kiến đề xuất

Hướng phát triển của đề tài:

 Do yếu tố thời gian thực nghiệm chỉ mới đựơc tiến hành với số lượng học sinh nhỏ (28 em học sinh), do đó các câu hỏi “khó”, “dễ” mang tính chủ quan của người soạn thảo. Để các câu hỏi “khó”, “dễ” mang tính khách quan hơn, chúng tôi nghĩ rằng phần mềm phải được sử sụng rộng rãi cho số lượng lớn học sinh.

Chúng tôi nhận thấy hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan vẫn chưa nhiều, nếu được sự quan tâm của các đồng nghiệp ở nhiều trường khác nhau chúng tôi hi vọng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan sẽ nhiều hơn, phong phú hơn, rải đều theo các mục tiêu cụ thể đề ra.

 Nếu phần mềm được cải tiến thêm thì việc tự kiểm tra- đánh giá có thể thực hiện trực tuyến (online), khi đó mọi học sinh đều có thể tự kiểm tra- đánh giá kiến thức, kỹ năng… Vật lý trên Intenet và việc tự kiểm tra- đánh giá được phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng học sinh.

 Nếu được sự quan tâm của các học viên khóa sau, chúng tôi hi vọng rằng đề tài này sẽ được thực hiện tiếp tục cho lớp 11, 12.

Ý kiến đề xuất:

 Mỗi trường nên trang bị thêm một số phòng máy có chất lượng để học sinh có điều kiện tiến hành tự kiểm tra- đánh giá trong suốt quá trình học.

 Giáo viên trong quá trình dạy có thể chuyển các mục tiêu kiến thức thành các yêu cầu cụ thể cho học sinh

 Các trường Trung Học Phổ Thông cùng địa phương có thể hợp tác, phân công soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo các mục tiêu cụ thể cho các cấp học để cơ sở dữ liệu của phần mềm phong phú và phần mềm được sử dụng cho nhiều cấp học

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN GIÚP HỌC SINH TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRÊN MÁY TÍNH PHẦN NHIỆT HỌC THUỘC TRƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ LỚP 10 BAN CƠ BẢN (Trang 67 -70 )

×