Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất của quá trình phản ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp copolyme (axit metacrylic co metyl metacrylat) bằng phương pháp trùng hợp trong dung dịch (Trang 28 - 29)

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất chuyển hóa tạo thành copolyme (MMA-MAA), phản ứng được tiến hành ở các điều kiện sau: hàm lượng monome 15% so với dung môi, hàm lượng chất khơi mào (AIBN) 1,6% so với tổng khối lượng monome, nhiệt độ thay đổi từ 60 đến 750C. Kết quả được trình bày ở hình 3.2:

Hình 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến độ chuyển hóa copolyme (MMA-MAA)

Kết quả trên hình 3.2: Biểu diễn mối quan hệ của nhiệt độ và thời gian đến mức độ chuyển hóa copolyme (MMA-MAA). Kết quả cho thấy khi nhiệt độ tăng thì mức độ chuyển hóa của monome tăng nhanh ở giai đoạn đầu, sau đó tăng chậm cho đến giá trị không đổi. Điều này được giải thích là do khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ tất cả các phản ứng hóa học kể cả phản ứng cơ sở trong quá trình đồng trùng hợp. Việc tăng tốc độ phản ứng dẫn đến hình thành các trung tâm hoạt động và tốc độ phát triển mạch làm tăng tốc độ chuyển hóa monome thành copolyme. Khi nhiệt độ dưới 700C tốc độ chuyển hóa thấp hơn, và kéo dài thời gian đến 195 phút thì độ chuyển hóa gần như không thay đổi. Ở nhiệt độ 700C độ chuyển hóa ban đầu tăng

chậm, tiếp tục kéo dài thời gian thì độ chuyển hóa tăng lên và đến thời gian 195 phút độ chuyển hóa gần như không thay đổi. Tuy nhiên khi tăng nhiệt độ lên trên 700C thì tốc độ chuyển hóa ban đầu tăng nhanh, nhưng sau đó tăng chậm, kéo dài thời gian đến 195 phút độ chuyển hóa gần như không thay đổi. Sau thời gian 195 phút tại nhiệt độ 700C độ chuyển hóa tạo thành copolyme đạt cao nhất là 88,89%. Do vậy, chọn thời gian phản ứng 195 phút và nhiệt độ 700C là các điều kiện phản ứng tối ưu để thực hiện phản ứng đồng trùng hợp MMA và MAA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp copolyme (axit metacrylic co metyl metacrylat) bằng phương pháp trùng hợp trong dung dịch (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)