Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm sang EU cần liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau, tránh cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại lẫn nhau.
Bởi với thị trường rộng lớn như EU, việc mỗi doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một chiến lược tiếp cận là không hợp lý. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn như:
-Không đủ khả năng tài chính để nghiên cứu thị trường, marketing và xúc tiến thương mại
-Không có khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của EU
-Đơn độc trong các tranh chấp thương mại và chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với chính các đối thủ trong nước mình...
Trong khi đó, việc hiệp lực các doanh nghiệp xuất khẩu tôm để cùng thâm nhập thị trường EU sẽ làm giảm cạnh tranh nội bộ, cho phép tạo ra một ngân quỹ đủ mạnh cho việc tiếp thị và quảng bá cũng như xây dựng thương hiệu cho tôm Việt Nam tại thị trường EU. Thông qua các sự liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lại với nhau cho phép mở văn phòng đại diện bán hàng tại các nước EU, cho phép xuất khẩu trực tiếp, đưa mặt hàng tôm trực tiếp vào các siêu thị. Hơn nữa, có thể cung cấp số lượng hàng lớn trong thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, sự liên kết hợp lực các doanh nghiệp xuất khẩu tôm với nhau để xây dựng cho một chiến lược chung cho tiếp cận thị trường EU là việc làm vô cùng thiết thực để thúc đẩy mặt hàng này sang EU.
Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường EU nên tham gia tíchcực vào các hiệp hội ngành như VASEP.
KẾT LUẬN
EU là một thị trường xuất khẩu thủy sản hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu thủy sản trên thế giới bởi khối lượng nhập khẩu lớn và nhu cầu tiêu thụ đa dạng. Hiện nay Việt Nam đã có một vị trí nhất định trên thị trường EU.Tuy nhiên thời gian qua thương mại thủy sản của hai bên vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. Với việc Việt Nam gia nhập WTO, ngành thủy sản nói chung và ngành tôm Việt Nam nói riêng thay vì trước đây phải thực hiện, đáp ứng các qui định về thuế quan thì nay là một hệ thống hàng rào phi thuế quan ngày càng cao hơn, các tiêu chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về xuất xứ nhãn mác nghiêm ngặt hơn, xu hướng áp dụng luật hạn chế nhập khẩu, luật bồi thường thương mại,...đặc biệt là áp lực cạnh tranh gay gắt hơn với các nhà xuất khẩu tôm lớn như Thái Lan,Ấn Độ, Trung Quốc, Indonessia.
Để thực hiện chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản từ nay đến năm2015 mà chính phủ đã phê duyệt thì đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường EU trong thời gian tới là một nhiệm vụ mang tính chiến lược của ngành thủy sản nói chung và của các doanh nghiệp sản xuất chế biến tôm xuất khẩu nói riêng. Với thực trạng xuất khẩu tôm sang EU cùng những thách thức đang đặt ra, chúng ta cần kiên định và đặt niềm tin vào thị trường này. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang EU phải chủ động thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang đây.Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp để có những giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy xuất khẩu tôm sang EU vì thị trường này thực sự vẫn tiềm năng với tôm xuất khẩu Việt Nam. Hy vọng với những biện pháp đưa ra cùng với sự phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa nhà nước với hiệp
hội ngành và doanh nghiệp xuất khẩu tôm, chúng ta sẽ thành công trong việc thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường tiêu thụ rộng lớn như EU.