Thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học sáng kiến cải tiến kỹ thuật và kế hoạch thủ tiêu sự cố (Trang 29 - 31)

2. TIẾN BỘ KỸ THUẬT CỦA NGÀNH

2.2.1.Thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam:

Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam hiện nay bao gồm các hình thức chủ yếu là chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước và chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Mặt khác, một số đánh giá khác thì phân chia việc chuyển giao công nghệ chủ yếu theo hai luồng chính là từ công ty mẹ chuyển giao cho các công ty con trong các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc trong các công ty liên doanh. Luồng thứ hai là các hoạt động chuyển giao công nghệ thương mại thuần túy. Và thực tế diễn ra tại Việt Nam nói chung là các hoạt động chuyển giao công nghệ là theo hình thức thứ nhất. Một số

nghiên cứu trong nước cho kết quả, 90% hợp đồng chuyển giao công nghệ được kí kết với các doanh nghiệp (viết tắt là DN) có vốn đầu tư nước ngoài. Tại Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay mới chỉ có trên 200 hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt, đăng ký, chiếm phần rất nhỏ trong số các dự án chuyển giao công nghệ thực thi tại Việt Nam. Theo báo cáo về sức cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy năm 2004 tính trên 104 nền kinh tế được nghiên cứu, Việt Nam xếp hạng 79 về mức độ sử dụng bằng sáng chế, hạng 99 về mức sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài.

Bảng 1. Chỉ số xếp hạng về công nghệ của Việt Nam năm 2004 Chỉ số xếp hạng về công nghệ 92

Chỉ số về sáng tạo công nghệ 79 Chỉ số về công nghệ thông tin 86 Chỉ số về chuyển giao công nghệ 66

Nhiều cuộc khảo sát cho thấy trình độ công nghệ của một số ngành sản xuất và của các doanh nghiệp còn lạc hậu. Theo kết quả điều tra về thực trạng DN Việt Nam của Tổng cục thống kê công bố ngày 11-5-2005, hầu hết các DN nước ta ở quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, do đó khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Mức đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) tuy đã tăng, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và vẫn dựa chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, chưa huy động được các nguồn đầu tư xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa được tháo gỡ để tạo nguồn lực và động lực cho các tổ chức và các nhà khoa học phát huy tối đa năng lực sáng tạo và đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế sản xuất kinh doanh. Công tác hội nhập quốc tế về KH&CN cũng chưa được quan tâm đẩy mạnh để tìm kiếm, tiếp thu, làm chủ, tiến tới cải tiến công nghệ nhập từ nước ngoài phục vụ đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Ngoài ra, sự gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu- sản xuất, kinh doanh; quan hệ hợp tác giữa các tổ chức KH&CN; chất lượng các

đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu và việc đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học sáng kiến cải tiến kỹ thuật và kế hoạch thủ tiêu sự cố (Trang 29 - 31)