Chuẩn bị những thứ cần thiết

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về công tác tổ chức các cuộc họp của công ty than uông bí (Trang 30 - 31)

Trong cuộc họp đa số các sự trao đổi đều mang tính tự phát. Quá trình cuộc họp diễn ra không hoàn toàn được định trước mà nó chỉ theo một đề cương cơ bản. Ngoài ra kết quả của cuộc họp không dễ mà được thống nhất nhanh chóng. Bởi vậy hai điều quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị một cuộc họp là: Đặt ra mục đích rõ ràng, thực tế và chuẩn bị những vấn đề cần bàn bạc một cách cụ thể.

Khi một cuộc họp được tiến hành bạn cần nhìn ra ngay mục tiêu cốt lõi của nó. Đôi khi các vấn đề có thể được giải quyết mà không cần đến một cuộc họp do vậy trước hết bạn hãy quyết định tính chất cần thiết phải có một cuộc họp. Thông thường chúng ta cần đến một cuộc họp khi các vấn đề cần giải quyết bằng tư duy, khi cập nhật thông tin mới hoặc khi cần tổng hợp thông tin.

Vấn đề cần bàn bạc chính là cốt lõi của cuộc họp. Người điều hành chủ yếu dựa vào yếu tố này để xây dựng đề cương cho cuộc họp. Cần phân chia thời gian hợp lý cho từng vấn đề và chú thích thời gian trong đề cương cuộc họp gửi đến các thành viên để họ định hướng thời gian bàn bạc cho từng vấn đề cụ thể.

Một trong những lý do khiến họp hành buồn ngủ đó là cả người tổ chức cuộc họp lẫn người tham gia đều không hiểu cuộc họp này nhằm mục đích gì. Vì vậy, để có một cuộc họp thành công trước khi bắt đầu cuộc họp, người lãnh đạo nên soạn thảo trước vấn đề/ mục tiêu cụ thể mà công ty muốn nói cùng với một bản thảo luận chi tiết (agenda). Công ty nên thông báo trước nội dung, ngày giờ và địa điểm cuộc họp với nhân viên thông qua các biện pháp giao tiếp nội bộ trong công ty. Điều này sẽ giúp nhân viên có cái nhìn toàn cảnh, hiểu được mức độ cần thiết cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho các ý kiến muốn đóng góp. Bản thảo

luận chi tiết (agenda) cũng nên gửi trước 24h để nhân viên có thời gian tham khảo.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về công tác tổ chức các cuộc họp của công ty than uông bí (Trang 30 - 31)