7. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2.5. Nghệ thuật khoa trương, so sánh
Khoa trương so sánh là một trong những biện pháp nghệ thuật quen thuộc được sử dụng phổ biến trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết cổ điển Trung quốc nói riêng. Đây là những phương thức đem lại hiệu quả cao trong việc miêu tả nhân vật, thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm văn học.
Khoa trương (còn gọi là phóng đại, ngoa dụ) là “một phương thức tu từ, một thủ pháp nghệ thuật dựa trên cơ sở phóng đại, cường điệu kích thước, quy mô, tính chất của đối tượng hay hiện tượng được miêu tả”. [3, tr 212]
Khoa trương giúp tăng cường sức mạnh biểu hiện cho hình tượng được nói đến trong tác phẩm. Thực chất, khoa trương là thủ pháp nghệ thuật nói quá sự thật nhằm đạt được hiệu quả nghệ thuật nào đó. Trong tác phẩm này, nghệ thuật khoa trương được sử dụng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc họa chân dung nhân vật, trong đó có Khổng Minh. Biện pháp này nhằm tập trung khắc họa những nét điển hình, nhất phiến trong tính cách của nhân vật.
Trong tác phẩm, nhằm tập trung khắc họa cho tài năng phi thường của Khổng Minh, tác giả đã sử dụng nghệ thuật khoa trương. La Quán Trung bằng sự tô vẽ đã làm cho nhân vật của mình có những khả năng thần kì. Tiêu biểu có thể kể đến chuyện mượn gió Đông Nam trong trận Xích Bích. Mượn gió Đông trong trận Xích Bích là nhân tố quan trọng, quyết định thắng bại. Nhưng thực sự Gia Cát Lượng có thể hô phong hoán vũ, gọi gió gió đến, gọi mưa mưa về không? Khi lần theo dấu ấn lịch sử thì đại chiến Xích Bích vào năm Kiến An thứ 13, theo âm lịch là sáng sớm ngày 13 tháng 11, vùng Hoa Trung đang là mùa lạnh, phía tây bắc lạnh hơn phía nam, bởi thế ở vùng Xích Bích nhất định có gió tây bắc, làm sao xuất hiện gió đông nam?
rằng không hề có sự xuất hiện của gió đông. Dù sao việc gió đông có xuất hiện hay không là nhiệm vụ của những nhà sử học. Nhưng bằng sự tô vẽ của nhà tiểu thuyết thì gió xuất hiện do tài cầu gió của Gia Cát Lượng. Điều này có phần khoa trương, nói quá về nhân vật của mình.
Không ai có thể phủ nhận tài năng, trí tuệ Khổng Minh. Nhưng để nhân vật tài giỏi như vậy cũng có phần gia công thêm của nhà văn với mục đích cho nhân vật thần kì hơn trong mắt người đọc. Có thể kể đến như việc bày bát trận đồ. Tài năng Khổng Minh trong bày bát trận đồ rất thần kì. Đó không chỉ là tài năng của một vị quân sự giỏi mà còn là một con người có tầm nhìn xa trông rộng. Từ khi Gia Cát Lượng vào Xuyên đã có thể dự đoán được việc đại tướng bên Đông Ngô sau này sẽ đi qua bến Ngư Phúc, và đã lấy đá bày ra thế trận ở trên bãi cát. Sau đó dặn dò cha vợ:
“Về sau, có đại tướng Đông Ngô lạc vào trận này, thì đừng có đưa ra.”
Và sự tiên liệu đã chính xác:
“Nói về Lục Tốn đại thắng, thừa thế dẫn quân đuổi theo về phía tây. Khi gần đến ải Quì Quan, Tốn ngồi trên ngựa trông ra mé trước mặt, thấy chỗ cạnh bờ sông bên sườn núi, có một đám sát khí bốc ngùn ngụt lên tận trời.
...
Lục Tốn nghe xong, lên ngựa dẫn vài chục kị mã đến xem trận đá. Tốn dừng lại bên sườn núi, trông ra bốn mặt tám phương đều có cửa vào ra. Tốn cười, nói:
- Đó là thuật làm mê hoặc người ta đấy thôi, chớ có ích gì.
Bèn dẫn vài tên kị xuống núi vào thẳng trong thạch trận ngắm xem. Bộ tướng bẩm rằng:
Tốn sắp sửa trở ra, bỗng đâu nổi một cơn gió to, cát sỏi bay lên mù mịt, che trời lấp đất, rồi thấy đá dựng lên chơm chởm cả như gươm cắm, cát nổi lên từng đống như núi, dưới sông sóng cuồn cuộn, tiếng réo như trống rung, gươm chọi. Tốn giật mình nói:
- Ta mắc phải mẹo Gia Cát Lượng mất rồi.”
[3. Tập 3, tr 107] Nhà tiểu thuyết La Quán Trung đã miêu tả tình tiết này có thể nói thực thần kì, huyền diệu, lấp lánh vô cùng. Song lấy quan điểm lịch sử mà soi xét thì theo ý kiến của nhà sử học Trung Quốc Trần Văn Đức khi viết cuốn
Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện có nói rằng:
“Trận đá bát trận đồ đích xác có tồn tại chỉ khác là chẳng phải là thuật kỳ môn độn giáp được miêu tả trong Tam quốc diễn nghĩa. Theo ghi chép về trận đá nổi tiếng nhất chính là di tích bát trận đồ trong cuốn Thái bình hoàn vũ kí, trận đá này ở thượng lưu Trường Giang thuộc huyện Phụng Tiết tỉnh Tứ Xuyên:
Chu vi có đến 480 trượng do các khối đá xếp lẫn mà thành, có khối cao 5 trượng, chu vi khoảng 3 sải tay bầy như bàn cờ... Mùa hè nước ngập cả, mùa đông nước rút mới có thể thấy được...Cứ theo nghiên cứu bát trận đồ này được phân thành tám trận là Động Đương, Trung Hoàng, Long Đằng, Điểu Phi, Hổ Dực, Chiết Xung, Liên Hành, Ác Cơ”.
Ngoài trận đá ở đây, di tích trận đá bát trận đồ còn thấy ở hai địa phương khác: một nơi ở huyện Miễn tỉnh Thiểm Tây gần với phần mộ Gia Cát Lượng, một nơi thuộc huyện Tây Quận tỉnh Tứ Xuyên. Có thể tin rằng đấy là một loại bát trận đồ mà Gia Cát Lượng đã tạo ra.
Nghệ thuật khoa trương được sử dụng thành công trong Tam quốc diễn nghĩa để khắc họa cho sự tài giỏi của Gia Cát Lượng. Mượn nghệ thuật khoa
con người bằng xương bằng thịt nhưng tài năng và sự tiên đoán có thể sánh với thần nhân. Bởi là một vị quân sự bày trận bằng đá đã giỏi rồi nhưng đây Gia Cát Lượng còn tiên đoán được những việc xảy ra trong những năm sau, và từ đó có kế hoạch tác chiến.
Trong Tam quốc, tác giả còn sử dụng biện pháp khoa trương cho nhiều nhân vật khác như Trương Phi, Triệu Tử Long, Tào Tháo...nhằm tập trung khắc họa những nét điển hình, nhất phiến trong tính cách nhân vật. Với nhân vật Khổng Minh, biện pháp này nhằm tô đậm tài năng, trí tuệ vượt bậc của ông. Đó còn là thái độ, tình cảm yêu mến của tác giả gửi gắm vào nhân vật này.
Cùng với khoa trương là so sánh. Đây là biện pháp được sử dụng phổ biến trong Tam quốc diễn nghĩa. Khi miêu tả nhân vật, tác giả luôn đặt nó trong một hệ thống, một sự đối sánh nào đó nhằm làm nổi bật tính cách, tài năng nhân vật. Ở nhân vật Khổng Minh, tác giả luôn cố ý cài đặt vào đó sự so sánh với các nhân vật khác. Tác giả cố ý gài Khổng Minh trong sự so sánh với các vị tướng tài giỏi của nước khác. Đó là sự so sánh tương đồng giữa những vị quân sự cao tay khi nhận xét về đối thủ của mình, để từ đó Khổng Minh hiện lên vẫn luôn là người tài năng, trí tuệ nhất.
Có lần Tào Tháo hỏi Nguyên Trực:
- "Khổng Minh so với tiên sinh thì thế nào?" Nguyên Trực cười lớn rồi đáp:
- "So với Khổng Minh thì tôi chỉ là con đom đóm le lói trong đêm còn Lượng là ánh nhật nguyệt hào quang."
Ngay cả Chu Du – đại đô đốc tài giỏi bên Đông Ngô sau nhiều lần thử Gia Cát Lượng đã phải than rằng:
Để rồi sau nhiều lần giao đấu giữa Ngô và Thục, Chu Du bị Gia Cát Lượng trêu tức mà chết. Trước lúc chết còn ôm hận thốt lên:
“Trời sinh Du, sao còn sinh Lượng”.
Hay đến Lục Tốn bên Đông Ngô, tuổi trẻ tài cao học rộng, đạt được nhiều thắng lợi nhưng sau khi chiêm ngưỡng bát trận đồ của Khổng Minh cũng phải than rằng:
“Khổng Minh quả thực là Ngọa Long, ta không sao bằng được”.
[3. Tập 3, tr 109] Ngay đến cả Tư Mã Ý sau nhiều trận quyết chiến với Khổng Minh cũng phải công nhận rằng:
“Mưu lược ấy, ta thực chịu không bằng”. Những so sánh trên đây chỉ nhằm một mục đích để độc giả nhận thấy
tài năng vượt trội của nhân vật Khổng Minh so với các nhân vật khác. Đó không phải là sự so sánh khập khiễng mà là giữa những vị tướng, vị quân sư tài ba của mỗi nước theo thế chân vạc. Một Chu Du đa mưu túc kế cũng phải ôm hận chết không nguôi, một Lục Tốn tài giỏi bên Đông Ngô cũng phải nhận thua, một Tư Mã Ý sắc sảo, tinh khôn binh pháp cũng chịu không bằng. Và từ đó để độc giả hãy tự cảm nhận về tài năng nhân vật Gia Cát Lượng.
Kết luận
Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm lừng danh trong kho tàng tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa. Khi tác phẩm ra đời, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng với Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung không chỉ đặt nền móng mà đã hoàn chỉnh thể loại tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Nó được xem là một trong “tứ đại kì thư” của văn học Trung Quốc. Với tác phẩm này, La Quán Trung đã dựng lên một thời kì lịch sử loạn lạc với máu, nước mắt và những phân tranh – thời kì “tam quốc diễn nghĩa”.
Tam quốc diễn nghĩa ngoài giá trị văn học to lớn còn có giá trị lịch sử và quân sự. Sự ra đời của tác phẩm này cũng có nét đặc biệt so với nhiều tiểu thuyết khác. Nhà văn không hoàn toàn hư cấu, sáng tạo các tình tiết, biến cố, nhân vật trong tác phẩm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: “Tam quốc bảy thực ba hư” là nhằm khẳng định nguồn gốc của bộ sách này. Nó có cơ sở trực tiếp từ sử biên niên như: Tam quốc chí - Trần Thọ, Tư trị thông giám - Tư Mã Quang, sách của Bùi Tùng Chi, Chu Hi...và chịu ảnh hưởng của hí khúc, giảng sử, bình thoại lấy đề tài Tam quốc, những giai thoại về thời Tam quốc lưu hành trong dân gian.
Trong hơn 400 nhân vật Tam quốc, Gia Cát Lượng là hình tượng nhân vật chiếm được cảm tình yêu mến của độc giả nhất. Nghiên cứu về hình tượng nhân vật này giúp chúng ta có cách đánh giá nhìn nhận về một nhân vật văn học dưới góc nhìn ngày nay.
Gia Cát Lượng là một con người tài đức song toàn. Đi vào từng hồi trong tác phẩm, tác giả cho người đọc cảm nhận về một nhân vật đa tài. Đó là nhà tiên tri khả kính, nhà chiến lược đa mưu túc kế, nhà ngoại giao ăn nói hùng hồn, nhà chính trị nhìn xa trông rộng, nhà binh pháp xuất quỷ nhập thần,
hơn nữa còn là một đạo gia thuật sĩ có tài hô phong hoán vũ, giẫm đạp thất tinh và đặc biệt có một siêu năng khác người.
Trong Tam quốc diễn nghĩa cũng như đa số các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, nhân vật chưa thực sự được chú ý về mặt ngoại hình. Gia Cát Lượng cũng được phác họa qua về hình dáng nhưng cũng đủ để cung cấp cho độc giả cái nhìn ban đầu về nhân vật.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về hình tượng nhân vật Gia Cát Lượng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn nhiều vấn đề của tác phẩm, đồng thời cảm nhận sâu sắc hơn ý vị của Tam quốc diễn nghĩa. Đặc biệt có cách nhìn, cách đánh giá thật khách quan về nhân vật, không chỉ trong bối cảnh lịch sử xưa mà cả trong thời đại hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 2. Lê Huy Bắc – Lê Thời Tân (2008), La Quán Trung và Tam quốc diễn
nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Xuân Đề (2003), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Trần Văn Đức (2003), Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện, NXB Lao động xã hội.
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)(2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh (2000), Văn học sử Trung Quốc, Phạm Công Đạt dịch, tập 3, NXB Phụ nữ.
7. Phương Lựu (chủ biên)( 2006), Lí luận văn học, NXB Đại học sư phạm. 8. Lí Điện Nguyên (2004), 100 điều chưa biết về Gia Cát Lượng, NXB Văn
hóa dân tộc.
9. Ngô Nguyên Phi (1998), Nhân vật Tam quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Đặng Đức Siêu (2005), Văn hóa Trung Hoa, NXB Lao động Hà Nội. 11. Lê Huy Tiêu (2003), Lịch sử văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. La Quán Trung (2006), Tam quốc diễn nghĩa, NXB Văn học, Hà Nội. 13. B.L.RFTIN, Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc,