Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật gia cát lượng trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 45)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật

Có thể thấy, Gia Cát Lượng là nhân vật có tính cách kiên định xuyên suốt trong tác phẩm. Tính cách ông không quá đa dạng, phức tạp. Nó có phần một chiều và nhất quán. Khắc họa nét tính cách ấy cũng chỉ nhằm để tác giả vẽ nên hình tượng con người được xem là điển hình về sự mưu trí tuyệt đỉnh, con người tính chuyện như thần. Cụ thể cái tài giỏi của Gia Cát Lượng được bộc lộ qua các khía cạnh sau:

2.2.2.1. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật qua ngôn ngữ

Ngôn ngữ nhân vật là “lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các loại hình tự sự và kịch. Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật”.

Ngôn ngữ nhân vật bao gồm cả ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc chỉ chú ý nhiều tới miêu tả hành động nhân vật mà chưa quan tâm miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật. Vì vậy ngôn ngữ độc thoại nội tâm không xuất hiện nhiều. Do đó, ngôn ngữ nhân vật trong

Tam quốc, ta chỉ xét tới ngôn ngữ đối thoại. Qua lời nói, nhân vật bộc lộ con người mình, là tài giỏi hay dốt nát khi nghe lời nói có thể nhận rõ. Nhân vật Khổng Minh là một ví dụ. Có thể thấy rõ từ ngôn ngữ của ông làm hiện lên một nhà chính trị ngoại giao ăn nói giỏi tuyệt vời và có thể công nhận ông là một thuyết khách biện bác giỏi vào bậc nhất trong thời Tam quốc.

Qua lần Khổng Minh sang bên Đông Ngô làm thuyết khách đánh Tào Tháo. Ở hồi này qua ngôn ngữ có thể thấy rõ sự tài giỏi của Khổng Minh như thế nào. Không chỉ là tài biện bác, mà với cả sự am hiểu nhiều mặt của ông. Lúc này bên Lưu Bị sau khi hỏa thiêu Tân Dã, đã đem theo dân di tản tới Phàn Thành tránh nạn. Tào Tháo với thế lực hùng mạnh đem theo năm mươi vạn quân truy đuổi. Tình hình có thể nói là với thế lực của Lưu Bị khó có thể

đương đầu với Tào Tháo, vì vậy Gia Cát Lượng với vai trò là thuyết khách đã sang Đông Ngô để thuyết phục hợp kế liên minh Ngô – Thục cùng đánh Tào. Tới Đông Ngô, Gia Cát đã bị đám quan văn bên Đông Ngô vặn vẹo nhằm tâm lí hàng Tào, không cho Khổng Minh đạt được mục đích thuyết khách của mình. Nhưng bằng tài năng của mình Khổng Minh đã khiến mọi người phải công nhận ông không chỉ có tài năng mưu cao lược giỏi mà còn có khả năng ăn nói tuyệt vời. Sách sử gọi trận này là “thiệt chiến” (đánh giặc bằng lưỡi):

Khi bọn học trò bên Đông Ngô – bọn Trương Chiêu hỏi:

“Lâu nay vẫn được nghe tiếng tiên sinh nằm khểnh trong Long trung, ví mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị, lời ấy chẳng biết thực hay hư?

- Khổng Minh đáp: Phải, Lượng tôi cũng có hợm mình mà ví thế”.

[3. Tập 2, tr 109] Rồi nghe những lời lẽ ngông cuồng nhạo báng của bọn Trương Chiêu, ông đã dùng những lời lẽ để áp đảo hắn:

“Những kẻ tầm thường có hiểu sao được”

“Cái chí khí của chim bằng, các loại chim há biết được sao?”

“Không như cái lũ khoác lác hư danh, bịp bợm, ngồi một xó mà lí thuyết suông thì không ai bằng, đến lúc có việc thì trăm phần chẳng được phần nào. Thật đáng để cho thiên hạ chê cười.”

Ông còn mắng Lục Tích: “Kiến thức ông như trẻ con không nên ngồi nói chuyện với cao sĩ”.

Đoạn đối thoại đó cho thấy tính cách một con người nghĩa khí, tài năng của con người có tài hùng biện. Phải là người tài giỏi, có kiến thức cao sâu mới có thể ứng biến nhanh nhạy như vậy. Và con người trung nghĩa đó biểu hiện qua việc mắng Tiết Tung khi hắn bênh vực Tào Tháo:

phản nghịch, phải thề giết nó đi, thế mới là phải đạo. Nay tổ tôn Tào Tháo, đời đời ăn lộc nhà Hán. Tháo đã không nghĩ báo ơn, lại mang long phản nghịch, thiên hạ đều oán ghét cả. Ông lại dám đổ cho số trời, thật là con người vô quân vô phụ, không xứng đáng bàn luận! Chớ có nói nữa.”

[3. Tập 2, tr 114] Khổng Minh tài năng đã đánh giúp Chu Du, Tôn Quyền một trận rất to lớn. Đó là Khổng Minh đánh vào tâm lí bọn chủ bại. Qua đoạn đối đáp này không những khiến bọn quan văn bên Đông Ngô phải ngại ngùng mà còn thấy nể phục bởi tài năng của một nhà ngoại giao tài giỏi Gia Cát Lượng.

Tài năng của ông tiếp tục được bộc lộ khi ông đã khích được cả Chu Du. Việc khích được đại đô đốc Chu Du đánh Tào có ý nghĩa rất to lớn. Chu Du là đại đô đốc thủy quân, là người có ý nghĩa quan trọng đối với nước Đông Ngô, chính vì thế trước khi mất mẹ Tôn Quyền mới dặn lại rằng:

“Phàm là công việc trong nước nếu không quyết định được thì hỏi Trương Chiêu, việc bên ngoài không quyết định được thì hỏi Chu Du”.

Đánh hay không đánh ngoài Tôn Quyền ra còn có Chu Du. Quyền thì lưỡng lự không quyết. Nếu Du tuyên bố hàng Tào thì Quyền cũng khó mà cưỡng lại. Và nếu Khổng Minh mở miệng nói đánh Tào thì không chừng có biến ngay. Vì vậy ông khéo trong việc nói khích Chu Du và lái sang một ngả khác: về hai nàng Kiều của Đông Ngô. Và cách này đã đem lại hiệu quả tuyệt vời. Chu Du vốn mang trong lòng tinh thần dân tộc không muốn hàng Tào, nay được Gia Cát bồi thêm sự tức giận với Tào Tháo nên quyết tâm đánh lui quân Tào. Chứng tỏ Gia Cát Lượng không chỉ khéo ăn nói mà còn giỏi văn chương. Ông sử dụng các chiêu thức đa dạng nhằm đạt được mục đích thuyết khách của mình. Tất cả đều thể hiện cái tài của một nhà ngoại giao.

Cái tài giỏi của một nhà quân sự ở ông là do hiểu được lòng tướng sĩ. Ngôn ngữ ông dùng khi cứng khi mềm, khi động viên khi khích tướng. Ông

hiểu rằng với từng viên tướng thì có từng cách thích hợp để họ quyết tâm trên trận mạc. Ví như lúc đánh với Mã Siêu thì Khổng Minh khích Trương Phi:

“Phải gọi Vân Trường ở Kinh Châu về”.

Lần đánh ải Hà Manh, Khổng Minh lại khích Hoàng Trung: “Phải ra gọi Dực Đức về”.

Rồi đánh với Định Quân, Khổng Minh lại khích Hoàng Trung câu: “Ra Kinh Châu gọi Vân Trường về”

Đúng là khích đi khích lại nhiều lần mà vẫn làm cho lão tướng Hoàng Trung bị ảnh hưởng.

Ngoài ra trong lần đi thu phục Mạnh Hoạch và đánh quân Man, Khổng Minh cũng đã dùng cách khích tướng này với Triệu Vân và Ngụy Diên:

“Khổng Minh bảo rằng:

- Ta không phải không muốn dùng các ngươi đâu, vì ngại các ngươi đã nhiều tuổi, xông pha vào nơi hiểm trở, nhỡ bị quân rợ lừa, thì mất cả nhuệ khí quân ta.

Triệu Vân nói: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phỏng như chúng tôi biết đường đất thì sao? Khổng Minh nói:

- Hai người hãy cẩn thận chớ coi thường. Hai người buồn rầu trở ra.

Triệu Vân mời Ngụy Diên đến trại mình bàn rằng:

- Hai chúng ta là tiên phong, mà cho là không biết đường đất không dùng lại dùng bọn hậu sinh ấy, chúng ta há chẳng thẹn lắm ru?

[3. Tập 3, tr 157] Sau đó hai người đã bàn nhau bắt thổ dân đưa đường đi đánh quân Man và đã thành công. Và sau trận đánh đó Khổng Minh đã nói rằng:

“Ta xem địa đồ của Lã Khải, đã biết chỗ giặc ba trại: cho nên ta nói khích cho Tử Long và Văn Trường cố sức vào sâu trong nội địa, trước hết phá trại của Kim Hoàn Tam Kết, rồi chia quân lẻn hai đường tả hữu đánh úp hai trại kia, còn Vương Bình, Mã Trung chỉ là đi tiếp ứng thôi.”

[3. Tập 3, tr 159]

Qua ngôn ngữ của Khổng Minh thể hiện rõ trí tuệ của một con người. Chẳng thế những lời nói của ông lúc thì mở chỗ tối tăm cho Lưu Bị, lúc lại khiến bọn học trò bên Đông Ngô ngồi im thin thít, giờ đây trong cách điều hành quân sự lại biết cách khích các tướng nhằm đạt được chiến thắng cao. Khi nói về sự đa dạng trong ngôn ngữ Khổng Minh chắc bạn đọc không chỉ nhớ đến ngôn ngữ của một nhà ngoại giao ăn nói hùng hồn, một nhà quân sự giỏi cầm quân mà còn là thứ ngôn ngữ của một vị quân sư có thể “giết người”.

Đó chính là việc Khổng Minh mắng chết Vương Lãng. Ở hồi 93, Khổng Minh sau khi thu phục được Khương Duy, lại chiếm được ba thành Thiên Thủy, Ký Thành, Thượng Nhai. Ngụy chủ Tào Tuấn sai Tào Chân, Quách Hoài cùng Vương Lãng đi dẹp giặc. Tư đồ Vương Lãng đã 76 tuổi nhưng vẫn hiến kế rằng:

“Ngày mai nên sắp xếp đội ngũ chỉnh tề, dàn bày tinh kì rợp đất. Lão phu chỉ dùng một câu chuyện tự khắc Gia Cát Lượng phải chắp tay lại hàng, quân Thục không đánh cũng phải tan”.

Và hôm sau Vương Lãng mời Khổng Minh nói chuyện. Sau khi nghe xong Vương Lãng nói, thì Khổng Minh:

“Khổng Minh nghe xong cười ầm nên nói rằng:

- Ta tưởng ngươi là một vị lão thần nhà Hán, có lời cao luận gì chăng? Ai ngờ ăn nói ngu dốt làm vậy...Ngươi là đứa siểm nịnh chỉ nên núp mình rụt cổ, cầu lấy cơm áo cho đủ là xong, sao dám ra chỗ trận mạc, nói

năng càn rỡ, đổ tại số trời làm vậy? Quân sất phu đầu bạc, thằng lão tặc râu trắng kia! Nay mai ngươi cũng sắp xuống đến suối vàng, còn mặt mũi nào trông thấy hai mươi bốn vua nhà Hán nữa? Lão tặc bước ngay, bảo quân phản thần ra đây, cùng với ta quyết trận sống chết.

Vương Lãng nghe xong, khí uất đầy ruột, kêu hú lên một tiếng, ngã lăn xuống đất mà chết.

Người sau có thơ khen Khổng Minh rằng: Binh mã ra Tây Tần Hùng tài địch muôn phần Nhẹ đưa ba tấc lưỡi

Mắng chết lão gian thần”

[3. Tập 3, tr 255] Như vậy, từ ngôn ngữ của Khổng Minh đã thể hiện bản lĩnh, cái tài giỏi – tuyệt trí nơi ông. Phải là người có trí tuệ tuyệt đỉnh mới có thể có những lời lẽ sắc sảo, khiến người khác phải bỏ mạng, có thể đánh lui được quân giặc. Ngô Nguyên Phi bàn rằng:

“Khổng Minh không những mưu cao mẹo giỏi mà lại có mồm độc. Trước đây ông dùng ngòi bút làm Chu Du uất ức mà từ trần. Bây giờ ông mới chửi một câu mà làm cho Vương tư đồ phải tạ thế mà không kịp trối trăn”.

2.2.2.2. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật qua hành động

Mỗi cá nhân đều có tính cách và bản sắc riêng. Qua hành động việc làm con người bộc lộ những nét tính cách đặc trưng và bản chất nhất của riêng mình. Tính cách nhân vật không chỉ bộc lộ qua chân dung, ngoại hình mà “thường bộc lộ nhiều nhất qua hành động, việc làm”. [4. tr 291]

quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Tác giả không đứng ở vị trí người thứ ba để giới thiệu nhân vật mà thông qua miêu tả hành động để khắc họa tính cách nhân vật. Chính điều đó góp phần tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn cho tác phẩm văn chương. Người đọc sẽ không cảm thấy khô khan nhàm chán. Theo thời gian cùng với chuỗi hành động được thực hiện, tính cách nhân vật được làm đầy dần lên và ngày càng hoàn chỉnh.

Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng được xây dựng là nhân vật loại hình nên tính cách không có gì phức tạp. Tất cả ngôn ngữ, hành động của ông đều nhằm khắc họa nên hình tượng về một con người tuyệt trí, có thể sánh với thần nhân.

Từ lần để Lưu Bị tam cố thảo lư đã thể hiện sự tài giỏi của Gia Cát Lượng. Lúc này Lưu Bị sau nhiều năm bôn ba vất vả vẫn không có nổi một mảnh đất cắm rùi phải nương nhờ Lưu Biểu tại Kinh Châu. Nhưng ở đó không được bao lâu thì ông bị hai người em vợ của Lưu Biểu là Sái Trung, Sái Mạo li dán. Lưu Biểu sinh nghi nhiều lần định giết. Lưu Bị đành xin ở lại Tân Dã chiêu binh mãi mã chờ đợi thời cơ. Lưu Bị buồn bã đi dạo quanh thành Kinh Châu thì nghe được tiếng hát, lời lẽ bài hát khẳng khái, anh hùng. Ông hỏi ra thì là Nguyên Trực, Nguyên Trực trở thành quân sư cho Lưu Bị. Cùng năm đó, Tào Tháo sau khi tiêu diệt Viên Thiệu ổn định phương Bắc, Tào Tháo sai các tướng Đồng Nhân, Lý Điển, Lý Quán dẫn quân tiến đánh Kinh Châu thực chất là để tiêu diệt lực lượng của Lưu Bị. Nhờ sự giúp đỡ của Nguyên Trực, Lưu Bị đánh bại quân Tào. Lưu Bị nhận ra được sự cần thiết của các mưu sĩ trong việc tạo nghiệp chính điều đó đã thay đổi hoàn toàn chiến cuộc của Lưu Bị sau này. Tào Tháo bực tức muốn lôi kéo nhân tài khỏi Lưu Bị nên ra lệnh cho mẹ Nguyên Trực viết thư triệu về Hứu Đô. Nguyên Trực đau khổ từ giã Lưu Bị, trước khi ra đi đã tiến cử Gia Cát Lượng hiện đang ở tại núi Ngọa Long. Thời đó bậc danh sĩ Kinh Châu lan truyền một câu:

"Ngọa Long, Sồ Phụng hai người được một sẽ có thiên hạ".

Lưu Bị liền tới Ngọa Long Cương tham bái nhưng hai lần đầu không gặp mãi đến lần thứ ba mới gặp được. Gia Cát lúc này muốn thử thành ý Lưu Bị nên tránh mặt. Mãi đến lần ba Gia Cát rất đỗi cảm động nên ở nhà tiếp đón. Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị thật lòng cầu xin nên ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị năm đó Gia Cát Lượng mới có hai mươi bảy tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị. Như vậy trí tuệ của ông đã bộc lộ rõ khi biết chọn một vị minh quân để thờ. Ngay từ Long trung đối, Gia Cát Lượng đã thấy rõ các anh hùng trong thiên hạ. Lưu Biểu, Lưu Chương, Trương Lỗ là những kẻ bất tài vô năng không đáng suy xét. Những kẻ đáng xét với Gia Cát Lượng không ngoài ba người: Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền. Ông không chọn Tôn Quyền bởi “Quyền họ Tôn, chứ không phải họ Lưu”. Tào Tháo thì danh là tướng nhà Hán, mà thân thực là giặc nhà Hán. Còn Lưu Bị là tôn thân nhà Hán, là con người nhân đức vì nhân dân mà dẹp giặc. Bởi vậy Lưu Bị khiến Khổng Minh cảm động do tấm lòng nhân nghĩa nên đã theo để phò tá giúp Lưu Bị. Ngay từ cách chọn chủ cũng thể hiện trí tuệ của Khổng Minh đã biết nhìn xa trông rộng, biết chọn một vị vua xứng đáng với tài năng của mình, để phò vua giúp nước.

Trí tuệ của ông còn thể hiện qua nhiều hành động thức thời, biết cách tận dụng cơ hội. Bởi ông hơn những người khác ở tầm nhìn xa, thấu suốt trước được mọi việc. Biểu hiện rõ nét ở hồi 32: Khổng Minh đã dò biết từ đất Thục, chuyến đi của Trương Tùng ngầm có một ý nghĩa đặc biệt, lại biết từ Hứa Đô, Tháo không trọng vọng đãi Tùng. Thế là Khổng Minh bắt đầu dựng cảnh đón tiếp thật là long trọng: đại danh tướng là Quan Vân Trường và Triệu Tử Long phải mặc đồ lịch sự để tiếp. Không có Trương Phi vì tướng mạo không được nho nhã. Kế đến là Lưu Bị và hai vị quân sư đại danh đều đến

Khổng Minh tiếp đón người không phải là sứ thần cũng không đúng nguyên tắc. Và không cần tinh ý ai cũng biết Kinh Châu muốn lừa Tùng một điều gì đó. Cuối cùng Trương Tùng lòi ra một tấm bản đồ chi tiết. Đây là tấm bản đồ hành quân tối quan trọng. Khác với tấm bản đồ chiến lược đại cương trước đây của Khổng Minh.

Bằng việc miêu tả việc làm, hành động của Khổng Minh, tác giả đã khắc họa một cách sinh động chân thực về một con người tài trí. Bởi trong chiến trận để đạt được mục đích nhiều lúc con người ta phải vận dụng mưu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật gia cát lượng trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 45)