KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở NHẬT BẢN ( 1868- 1912) (Trang 49 - 52)

Sau khi từ bỏ con đường đóng cửa, tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, để có thể tiếp thu toàn diện nền văn hoá phương Tây, chính quyền của vị hoàng đế trẻ tuổi Minh Trị đã bẳt tay vào xây dựng một “nhà nước hiện đại” từ năm 1868. Với một loạt cải cách trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục đến kinh tế, xã hội, trong đó cải cách giáo dục được đặt vào vị trí quan trong nhất, cuộc Duy tân đã đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp trở thành một nước tư bản có nền công ngiệp phát triển.

Sau cuộc cải cách giáo dục của mình, chính phủ Minh Tri đã có một nền giáo dục hiện đại, sánh ngang với nền giáo dục của các nước tư bản Âu - Mỹ. Đó thực sự là một nền giáo dục có hiệu quả. Tuỳ từng nơi mà chế độ giáo dục khác nhau, nội dung giáo dục khác nhau, kể cả thời gian học cũng được điều chỉnh thích hợp. Nhưng nền giáo dục đó đã được quán triệt quan điểm học tập văn minh của tất cả các nước tiên tiến trên thế giới. Cuộc cải cách này vẫn giữ được truyền thống hiếu học và bản sắc dân tộc. Truyền thống đó lại được kết hợp với yếu tố hiện đại phương Tây để rồi chính sự kết hợp này đã tạo nên một nền giáo dục mới ở phương Đông. Cả hai mặt truyền thống và hiện đại của nền giáo dục là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản trở thành một dân tộc trí tuệ bước vào giai đoạn phát triển “đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây”.

Từ cách tiếp cận lịch sử, quyết định mở cửa canh tân đất nước, chủ động thiết lập mối quan hệ với các nước phương Tây của chính quyền Minh

Trị cho thấy rõ truyền thống tư duy của dân tộc Nhật Bản. Quyết định mở cửa và canh tân đất nước đó của chính quyền Minh Trị là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã biết phát huy sức mạnh tiềm tàng trong truyền thống văn hoá, đặc tính tâm lí cũng như những tiền đề kinh tế - văn hoá đã được tạo dựng nên trong tiến trình lịch sử. Ý thức dân tộc mạnh mẽ đó đã giúp cho Nhật Bản bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của mình trước áp lực của các cường quốc phương Tây.

Tóm lại, những thành công của cuộc cải cách này là rất đáng khích lệ, song bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít những khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên không thể phủ nhận những ý nghĩa to lớn mà cuộc cải cách này đem lại, không chỉ với Nhật Bản mà còn với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội, 2005 2. Hội thông tin Giáo dục Quốc tế: Hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

3. Lưu Tộ Xương (chủ biên), Lịch sử thế giới thời cận đại, tập 4, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.

5. Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử giáo dục thời Minh Trị duy tân, Nxb Giáo dục, 1995.

6. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Lịch sử Thế giới cận đại, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010.

7. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử Thế giới cận đại, Nxb Giáo dục, 2010.

8. Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề lịch sử thế giới, tập 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

9.Vũ Dương Ninh ( chủ biên), Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở NHẬT BẢN ( 1868- 1912) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w