Bền của liposome

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo hệ phân tán liposome curcuminoid (Trang 28 - 29)

1.2.6.1. Độ bền của liposome bị ảnh hưởng bởi thành phần lipid sử dụng

Phospholipid có thể bị thủy phân tạo dạng lysolipid. Khi nồng độ lysolipid tăng làm tăng khả năng hòa tan Liposome dẫn đến sự phân hủy cấu trúc kép Liposome tạo thành dạng Micelle. Sự thủy phân tùy thuộc vào pH của môi trường

pH bền vững của Liposome là 6,5.[7]

Phospholipid có đuôi alkyl không no nên dễ bị peroxide hóa, làm phá hủy cấu trúc màng kép của liposome.

Quá trình thủy phân và peroxide hóa lipid có thể được kiểm soát bằng cách khống chế pH của môi trường ở mức thích hợp (6,5) và dùng các tác nhân chống

oxy hóa. Khống chế pH của môi trường bằng cách sử dụng dung dịch đệm.[7]

1.2.6.2. Liposome dể bị kếch hợp lại để tạo thành liposome lớn hơn[7]

Các phân tử phospholipid ở lớp màng kép tồn tại ở trạng thái cân bằng động,

di chuyển theo chiều ngang trong mặt phẳng đơn lớp, chuyển từ lớp trong ra ngoài và ngược lại. Chính hiện tượng này dễ dẫn đến sự hợp lại các liposome khi chúng gần nhau tạo liposome lớn hơn. Để hạn chế hiện tượng này: nên gắn polymer lên trên liposome giúp tạo hàng rào ngăn không cho các liposome chạm vào nhau bằng cách tăng độ nhớt và lưu trữ liposome ở nhiệt độ thấp. Để tăng độ nhớt môi trường, người ta thường tạo dạng phân bố nano trước và tiếp theo bổ sung chất làm đặc. Nếu có polymer thích hợp trong nền thì liposome sẽ ở trạng thái phân bố tốt hạn chế sự kết dính.

1.2.6.3. Ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt[7]

Với chất HĐBM anionic mạnh như sodium dodecyl sulfate (SDS), chất này sẽ phá hủy liposome, tính chất này tăng theo nồng độ của SDS. Chính lí do này, người ta xác định độ bền của liposome theo phương pháp nhanh.

Với chất HĐBM không ion, các chất này đều tương thích tốt với liposome. Một trong những tác dụng của tính chất này là tạo nanotope tức tạo liposome có

13

kích thước nhỏ hơn. Thay vì chỉ sử dụng chất HĐBM chính là phospholipid người ta còn sử dụng thêm một chất HĐBM nữa là chất HĐBM không ion (với tỉ lệ xác định). Hai chất HĐBM này sẽ phối hợp tạo màng có cấu trúc “trụ - nón”, làm liposome bền vững hơn và dễ có kích thước nhỏ hơn.

Ngoài ra cũng cần lưu ý chất bảo quản sử dụng phải tương thích với các chất HĐBM sử dụng, đặc biệt sphingolipid tạo liposome có màng bền dưới tác động của chất HĐBM.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo hệ phân tán liposome curcuminoid (Trang 28 - 29)