3.2.4.1. Công tác giống cây trồng
-Do cây lâm nghiệp có tuổi thọ dài ngày, một thất bại hay thành công trong chọn giống cây rừng phải sau 5 đến 7 năm thậm chí hàng chục năm sau mới thấy. Vì vậy công tác chọn giống phải đi trước công tác trồng một bước.
-Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên đặc biệt đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường, yêu cầu đặc tính của cây trồng cần đáp ứng các tiêu chuẩn như cây mọc nhanh năng suất cao, chống chịu đươc sâu bệnh, cho giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện môi trường của địa phương, có thể gây trồng trên diện rộng. -Chủ động giống, hợp đồng gieo giống ngay từ đầu vụ không để phát sinh diện tích, bị động giống.
- Tăng cường công tác quản lý giống trên địa bàn, kiểm tra thanh lý hủy các vườn nhân giống kém chất lượng, hết thời hạn sử dụng của các cơ sở sản xuất giống đảm bảo sản xuất giống cây hom có chất lượng.
3.2.4.2. Tăng cường công tác khuyến lâm
-Triển khai các mô hình trình diễn, các mô hình khảo nghiệm việc dẫn nhập các giống cây trồng mới, năng suất cao, có giá trị kinh tế.
-Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao ngay quy trình trồng rừng thâm canh trên cơ sở đánh giá đất, điều kiện lập địa, xác định giống và biện pháp lâm sinh trong việc trồng,và phòng chồng dịch sâu bệnh hại.
-Phát triển lâm nghiệp xã hội và tăng cường các hoạt động khuyến lâm.
-Muốn làm giàu từ việc trồng keo,thì không thể thực hiện đường lối trồng rừng truyền thống trước đây của người dân, mà cần xác định rõ và cụ thể điều kiện lập địa, cây nào đất ấy, đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về kinh tế xã hội.
-Đối với những diện tích trồng rừng tập trung trên quy mô lớn và vừa, diện tích rừng trồng xa khu dân cư không nên giao khoán cho các hộ dân vì công tác triển khai trồng rừng và bảo vệ gặp nhiều khó khăn nên tổ chức trồng rừng khoán theo nhiều công đoạn.
-Đối với những diện tích đất trồng rừng manh múm, nằm xen kẽ các hộ dân thì nên tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng.
3.2.4.4. Cơ cấu loài cây và kỹ thuật trồng
-Kỹ thuật trồng rừng và mức độ thâm canh cần được cụ thể hóa cho từng điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm: áp dụng từ khâu chọn giống, thời vụ, làm đất, bón phân mật độ trồng rừng tối ưu, phòng chống sâu bệnh, phát quang...và phải được vận dụng phù hợp với từng lập địa, từng vùng.
-Khâu giống vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất rừng trồng đạt từ 20 m3 – 25m3 /ha/năm.
-Thử nghiệm một số mô hình trồng keo với thời gian khai thác từ 8 năm trở lên để xem xét hiệu quả về kinh tế và môi trường giữa Keo trồng làm nguyên liệu giấy và Keo trồng làm nguyên liệu mộc,dân dụng...