Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đầu tư cây keo trên địa bàn xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 28 - 29)

- Đến năm 2013, về cơ bản tất cả diện tích rừng được giao cho thuê đến những chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, cộng đồng…

-Áp dụng khoa học kĩ thuật làm động lực cho phát triển lâm nghiệp trên cơ sở sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và kế thừa kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp của người dân địa phương.

-Đối với diện tích rừng tự nhiên nghèo, tái sinh kém và rừng trồng chất lượng kém có thể cải tạo để trồng rừng mới, có hiệu quả kinh tế hoặc có giá trị môi trường cao hơn. -Rừng sản xuất là rừng kinh tế, cần ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn. - Thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu nhập thông qua phát triển cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, mô hình nông lâm kết hợp cho thu nhập trước mắt.

- Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán rừng kết hợp với công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân ở vùng gò đồi miền núi.

-Phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế trang trại, du lịch sinh thái nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh tế xã hôi, an ninh quốc phòng.

-Phát triển trồng rừng kinh tế cần kết hợp hài hòa giữa trồng rừng tập trung với trồng rừng cây phân tán, trồng rừng cây quy mô nhỏ để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả gỗ các nhu cầu gia dụng và củi cho địa phương, đặc biệt ở vùng đồng bằng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đầu tư cây keo trên địa bàn xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w