Ph−ơng h−ớng đầu t−

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm của một số nước trên thế giới kiến nghị phương thức xây dựng mạng lưới phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia mở và cơ chế quản lý ở việt nam (Trang 36 - 37)

VII. Một số kiến nghị

3.Ph−ơng h−ớng đầu t−

Do đặc điểm của tình hình Việt Nam, các cơ quan R&D khi hình thành nói chung đều ch−a đáp ứng tiêu chuẩn là viện R&D theo đúng nghĩa của nó, tức là còn yếu kém nhiều mặt từ cán bộ đến ph−ơng tiện nghiên cứu và ph−ơng h−ớng nghiên cứu. Qua

1Việc sử dụng kinh phí đầu t− xây dựng hạ tầng cơ sở KHCN chỉ có hiệu quả khi có cán bộ KHCN đã đ−ợc đào tạo tại các n−ớc công nghiệp phát triển trở về và sau khi hệ thống các cơ quan NCTK đ−ợc sắp xếp về cơ bản. Nên coi đó là tiền đề thành công.

thống kê sơ bộ, chúng ta thấy rất ít viện R&D công nghiệp tỏ ra có những thành tựu KH&CN hoặc giành đ−ợc giải th−ởng KH&CN có trình độ cao, điển hình là số sáng chế, giải pháp hữu ích do các cơ quan R&D tạo ra trong 10 năm qua chỉ ở con số vài chục, còn số bài báo đ−ợc đăng trên những tạp chí nổi tiếng quốc tế cũng còn quá ít. Số sản phẩm KH&CN là công nghệ cao còn ch−a nhiều. Vì vậy, đối với đầu t− mới cho thiết bị nghiên cứu khoa học, chúng ta nên sử dụng 2 cách tiếp cận:

• Tập trung đầu t− cho những đơn vị KH&CN t−ơng đối mạnh theo cơ chế tuyển chọn dựa vào các tiêu chuẩn, h−ớng −u tiên trong chiến l−ợc phát triển KH&CN (sử dụng cơ chế cạnh tranh dân chủ, bình đẳng và công khai).

• Đồng thời, lại phải chú ý hỗ trợ theo cách hơi dàn trải cho toàn bộ hệ thống các cơ quan R&D (nh− phân tích trên, những cơ quan này đ−ợc hình thành trong điều kiện thiếu thốn và đều có “khiếm khuyết từ ngay khi ra đời và trong quá trình tr−ởng thành”).

Do đó, nên chia tổng kinh phí đầu t− cho hạ tầng cơ sở KH&CN nh− sau: (1) Dành 2/3 vốn đầu t− cho các đơn vị R&D mạnh (cán bộ KH&CN, tiềm lực cơ sở vật chất hiện có và thành tựu nghiên cứu đã đạt đ−ợc, cũng nh− sự đóng góp của mình vào phát triển kinh tế và xã hội); (2) Dành 1/3 vốn đầu t− cho toàn bộ hệ thống các cơ quan R&D thuộc sở hữu Nhà n−ớc, hiện đang tồn tại để hỗ trợ họ trong quá trình chuyển đổi (khoảng 5 năm, 2005-2010).

Còn đối với các thiết bị lớn, quý hiếm hiện có của một số đơn vị mua bằng nguồn ngân sách Nhà n−ớc hoặc đ−ợc các tổ chức quốc tế trang bị, thì nên tổ chức lại thành 1 mạng l−ới d−ới dạng hiệp hội để thông báo, giới thiệu tính năng của các thiết bị đó để dùng chung; xây dựng Trung tâm thiết bị khoa học cỡ lớn sử dụng chung. Trong quá trình đầu t− th−ờng xuyên hàng năm, cần có biện pháp dành một khoản kinh phí nhất định trong tổng kinh phí phân bổ cho các bộ/ngành hoặc ch−ơng trình để đảm bảo vận hành các thiết bị đó: chi phí sửa chữa, bảo hành, chi phí năng l−ợng và mua vật t−, phụ tùng tiêu hao cần thiết v.v...

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm của một số nước trên thế giới kiến nghị phương thức xây dựng mạng lưới phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia mở và cơ chế quản lý ở việt nam (Trang 36 - 37)