Thiết kế hệ thống.

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý phiếu điều tra các cơ sở hành chính và sự nghiệp (Trang 25 - 29)

3.3.1. Xác định hệ thống máy tính.

Đây là tiến trình đầu tiên của công việc thiết kế hệ thống, nó sử dụng sơ đồ dòng dữ liệu nghiệp vụ làm đầu vào chính. Mục đích của giai đoạn này là xác định bộ phận nào của hệ thống cần có sẽ được xử lý bằng máy tính, phần nào do người dùng xử lý. Phương pháp được sử dụng là dùng DFD nghiệp vụ từ đặc tả yêu cầu và làm việc qua toàn bộ tiến trình, xem xét vai trò của máy tính phải thế nào trong mỗi tiến trình này”.

3.3.2. Thiết lập giao diện người và máy.

Đây là một giai đoạn quan trọng bởi thiết lập giao diện người-máy phải làm sao phù hợp với nhiệm vụ được giao và phù hợp với người sử dụng-người sẽ tham gia vào đối thoại với máy. Chỉ tiêu quan trọng cần có

Chuyên đề thưc tâp__________________Đai hoc kinh tế quốc dân - Dễ sử dụng: Giao diện phải dễ sử dụng ngay cả với người sử dụng

thiếu kinh nghiệm.

- Dễ học: Các chức năng, thao tác của giao diện phải đảm bảo dễ học.

- Tốc độ thao tác: Giao diện phải có hiệu quả trong hạn định các bước thao tác, nhấn phím và thời gian trả lời.

- Kiểm soát: Người sử dụng phải kiểm soát được giao diện.

- Dễ phát triển: Phải đảm bảo cho ứng dụng có khả năng phát triển.

Dưới đây xin trình bày một số dạng cơ bản của giao diện người - máy.

* Hỏi và đáp

Thứ tự các câu hỏi (hoặc các dấu nhắc trên màn hình máy tính) lần lượt được người sử dụng trả lời. Những câu trả lời của con người thường bị giới hạn bởi một số ít những câu trả lời đúng vì vậy, độ tinh vi của đối thoại cũng bị giới hạn. Việc hỏi đáp sẽ dễ dàng tiếp thu cho người sử dụng hơn nếu có thêm những lời chú thích đầy đủ. Do đó, kiểu giao diện này thích hợp cho hững người mới sử dụng và ít kinh nghiệm thông qua hội thoại đơn giản.

* Đơn

Đơn là một kiểu đối thoại đơn giản cho những người sử dụng ít kinh nghiệm. Tất cả các tuỳ chọn sẽ được hiện lên màn hình như những lời gợi ý. Đơn được giới hạn bởi số các tuỳ chọn mà nó có thế hiện lên trên màn hình. Đơn được thiết kế đơn giản cho lập trình và dễ sửa đối. Đơn là một phương sách tốt nếu màn hình thể hiện đầy đủ được đơn.

* Điền mẫu

Là một dạng đối thoại được dùng phổ biến nhất đối với dữ liệu và nó cũng được sử dụng trong việc khôi phục dữ liệu. Mầu được thế hiện

Chuyên đề thưc tảp Đaỉ hoc kinh tế quốc dân trên màn hình như bản báo cáo mẫu. Trên màn hình có tên mẫu chú thích cho các trường hợp và các thông báo hướng dẫn sử dụng. Kiểu giao diện này phù họp với tất cả người sử dụng.

3.3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL).

Trong việc triển khai một ứng dụng, thiết kế tốt một co sở dữ liệu ngay từ ban đầu là một điều quan trọng, làm thế nào đế hệ thống không bị cứng nhắc mà có thế thay đối một cách dễ dàng, uyến chuyến. Đồng thời phải làm thế nào để duy tu bảo dưỡng chương trình không gây tốn kém và phiền hà cho người sử dụng.

Dưới đây xin trình bày một cách khái quát về các bước thiết kế cơ sở dữ liệu.

- Bước ĩ : Phân tích toàn bộ những yêu cầu.

Đây là bước đầu tiên, ở bước này khó khăn nhất là việc phân tích trọn vẹn những yêu cầu trong việc hình thành cơ sở dữ lệu cho một đơn vị. Trong giai đoạn này người thiết kế phải tìm hiếu kỹ xem việc xử lý dữ liệu ở đơn vị ra làm sao đế tù' đó có cái nhìn tổng quát trước khi chính thức bắt tay vào thiết kế CSDL.

- Bước 2 : Nhận diện những thực thế.

Sau khi đã tìm hiểu kỹ tiến trình xử lý, nhà thiết kế phải nhận diện được những thực thế sẽ làm việc. Mồi thực thể được xem như là một đối tượng xử lý rõ ràng riêng biệt. Những thực the này có thế được biếu diễn bởi những bảng dữ liệu trong CSDL. Khi cần thiết có thế thêm vào những bảng dữ liệu hoặc tách rời thực thể ra làm nhiều bảng dữ liêụ khác nhau.

- Bước 3 : Nhận diện các mối tương quan giữa các thực thể.

Sau khi nhận diện xong các thực thể, công việc tiếp theo là phải nhận diện tiếp các thực thế đó quan hệ với nhau như thế nào? Giữa các thực thế có thế có các quan hệ : một-một, hoặc một-nhiều, hoặc nhiều- nhiều.

Chuyên đề thưc tảp Đaỉ hoc kinh tế quốc dân - Bước 4 : Xác định mục khoá chính.

Trên mỗi bảng dữ liệu cần phải nhận diện một trường cho phép phân biệt không nhập nhằng các bản ghi. Vì nguyên tắc cơ bản trong thiết kế là không cho phép những bản ghi trùng nhau, nghĩa là phải đảm bảo tính duy nhất của các bản ghi trong bảng dữ liệu. Trong trường hợp nếu có nhiều chọn lựa phải chọn một trường nào có ý nghĩa nhất đối với ứng dụng để làm mục khoá chính. Ngoài ra, có thể phối hợp nhiều trường khác nhau đế hình thành mục khoá chính gọi là khoá kép.

- Bước 5 : Nhận diện mục khoá ngoại lai.

Khóa ngoại lai là một trường trên bảng dữ liệu 1 mà trị của nó bắt buộc phải khớp với giá trị của mục khoá chính của bảng dữ liệu 2 đế nhằm kết nối 2 bảng dữ liệu có quan hệ với nhau.

- Bước 6 : Thêm các trường không phải là mục khoá vào bảng dữ

liệu.

Sau khi đã khai báo, định nghĩa các thực thế, các mục khoá chính và mục khóa ngoại lai, công việc tiếp theo là phải xác định được các trường còn lại trên bảng dữ liệu thuộc CSDL. Đây là bước khá quan trọng trong việc hình thành cấu trúc của bảng dữ liệu. Trong bước này phải quyết định việc đặt tên các trường sao cho thuận tiện khi xử lý các dữ liệu trên bảng.

Tiếp theo là việc chuấn hoá các bảng dữ liệu. Công việc này sẽ loại bỏ những dữ kiện trùng lặp và giữ cho các dữ kiện có liên hệ dính chặt với nhau nhằm bảo đảm không bị mất thông tin.

- Bước 7 : Xây dựng mạng dữ liệu.

Công việc của giai đoạn này là vẽ ra những gì đã khai báo, định nghĩa đế có thế nhìn nhận cơ sở dữ liệu một cách tống quát hơn. Từ đó dễ dàng tìm ra các sai sót đế kịp thời sửa chữa.

Chuyên đề thưc tảp Đaỉ hoc kinh tế quốc dân - Bước 8 : Khai báo phạm vi của mồi trường.

Đây là bước cuối cùng của quá trình thiết kế CSDL, trong bước này phải xác định kiếu dữ liệu thích hợp cho mỗi trường (kiếu số, kiểu ký tự, kiếu logic,”.) và phạm vi dao động của các trị nhằm xác định độ rộng của mỗi trường.

3.3.4. Hoàn thiện chương trình.

Đây là khâu cuối cùng của phưong pháp luận. Công việc phải làm trong giai đoạn này là thiết kế các module chương trình nhằm giải quyết những vấn đề của bài toán. Giai đoạn này sẽ dùng đến một ngôn ngữ lập trình cụ thế đế thế hiện thuật toán. Tuỳ theo yêu cầu của bài toán và khả năng của lập trình viên mà lựa chọn ngôn ngữ lập trình cho thích hợp. Chương trình sau khi viết xong phải được kiểm tra các sai sót nhất là các sai sót về mặt thuật toán (chương trình vẫn chạy nhưng cho kết quả sai).

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý phiếu điều tra các cơ sở hành chính và sự nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w