Nguyên nhân khiến cho trang phục của người Hmông có sự mai một trước hết là do có sự tác động của lưu thông hàng hoá trong, ngoài nước và hội nhập về văn hoá, trong đó có văn hoá trang phục. Sự công phu trong việc dệt may những bộ trang phục của người Hmông mà không giải quyết đủ nhu cầu ăn mặc trong mỗi gia đình cũng khiến họ bị lệ thuộc vào trang phục bán trên thị trường. Bên cạnh đó, quan điểm về chuyện ăn mặc bắt đầu bộc lộ sự đơn giản hơn trong suy nghĩ của nhiều người Hmông và tư tưởng bảo tồn những giá trị tuyệt mĩ trong trang phục cũng đã bắt đầu giảm sút. Trước sự mai một này, những người H‟mông - bản thân chủ thể văn hóa cần có sự “chấn chỉnh” kịp thời, cùng với đó là sự vào cuộc của cơ quan chức năng về bảo tồn văn hóa nhằm giữ gìn sắc thái văn hóa trang phục truyền thống của người Hmông.
3.4. Vai trò hiện nay của ngƣời phụ nữ trong bảo tồn trang phục truyền thống của ngƣời Hmông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
3.4.1.Vai trò của ngƣời phụ nữ trong việc sản xuất nguyên liệu.
Người phụ nữ H‟mông có vai trò rất quan trọng sản xuất nguyên liệu vải lanh, tuy vẫn có sự tham gia của người đàn ông nhưng không nhiều chỉ giúp phụ nữ làm những công đoạn đơn giản. Để sản xuất được một tấm vải lanh gồm các công đoạn như sao: trước tiên chọn đất phải chọn những chỗ đất màu mỡ, những nơi thất nhưng hủng để tránh đổ khi có gió, sau khi chọn đươc đất các chị em phụ nữ tiến hành phát cỏ, cuốc, người đàn ông cầy rồi người phụ nữ mang cuốc làm cho đất nho li ti, gieo hạt xong, không phải làm cỏ chờ những ruộng lanh mọc đều thẳng tắp chỉ hơn hai tháng đến ba tháng đã cho thu hoạch, được người Hmông cắt về rồi đem phơi khô để chế biến thành sợi trong quá phơi tuyệt đối đừng cho dính mưa nếu dính mưa nó sẽ bị thối, khi đã khô rồi mang đi cất chờ mùa đông hoặc rảnh thì mang ra tách lấy vỏ lanh, trong quá trình tách vẫn có sự tham gia của người đàn, đôi tay người phụ nữ phải hết sức khéo léo cho sợi lanh có độ mảnh
đều nhau và không bị đứt nửa chừng. Những bó vỏ lanh này được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã đánh bong hết bột chỉ, rồi cuộn vào tay để nối các sợi dây lại, còn trở lại sợi dai, rồi cuộn lại lần hai thành những con sợi lớn, rồi cho khung tre hoặc cửi cuộn thành một cuôn dài và to đó là nối tất cả các cuộn thành một cuôn duy nhất. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi lanh đã trắng và mềm hơn và đó là lúc những phụ nữ người Hmông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình.
3.4.2.Vai trò của ngƣời phụ nữ trong việc tạo hoa văn và trang trí.
Váy của phụ nữ H‟mông ở Si Ma Cai được chia làm 3 phần chính là: cạp váy, thân váy và gấu váy.
Cạp váy .
Cạp váy là một mảnh vải màu chàm vốn được cắt ra từ một đoạn vải lanh có nhuộm chàm. Cạp váy có chiều dài gấp 3 vòng eo người mặc, chiều rộng từ 2 - 3cm không trang trí hoa văn.
Thân váy.
Căn cứ vào kỹ thuật trang trí hoa văn mà chúng ta cũng có thể chia thành 3 phần như sau:
Phần thân sát cạp váy mầu chàm, có nhuộm màu cũng không trang trí hoa văn. Phần này, có bề rộng khoảng 10 – 15 cm. Ở phần này, màu chàm hoàn toàn giữ vị trí độc tôn. Kỹ thuật may là triết nếp, các nếp được khâu đính lại bằng kỹ thuật khâu đột bằng loại chỉ to, chắc chắn.
Phần thân váy ở giữa được trang trí hoa văn bằng kỹ thuật in sáp ong (kỹ thuật ba tít) có chiều rộng bằng chiều rộng khổ vải dệt (khoảng 30 cm). Ở phần này, người phụ nữ H‟mông thường dùng sáp ong vẽ lên đó các đường kẻ và các chấm tròn nhỏ song song. Có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng chúng đều đồng nhất ở điểm các hoa văn đó đều lấy ý tưởng từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng trọt. Ngoài ra, ở phần này, người phụ nữ H‟mông còn trang trí các hình xoắn ốc được bố trí dọc theo chiều ngang
váy hay xếp nếp thành hình chữ T trong các đường kẻ nhỏ hoặc xếp chéo xen kẽ với hoa văn hình lá dương xỉ và hoa bí bằng kỹ thuật in sáp ong với gam màu chủ yếu là màu xanh. Xen kẽ với các mảng hoa văn in sáp ong là 3 dải hoa văn ghép vải màu xanh vừa có tác dụng tạo ra những điểm nhấn về màu sắc, vừa có tác dụng tạo thành các dải phân cách khiến cho hoa văn và màu sắc ở phần thân giữa váy thêm sinh động, sặc sỡ.
Phần thân sát gấu váy gọi là chân váy được trang trí hoa văn bằng kỹ thuật thêu chỉ mầu và ghép vải. Phần này có chiều rộng từ 15 đến 20 cm. Chân váy thường được trang trí hoa văn thêu chủ yếu là hoa văn hình học, bố trí thành các dải ô vuông hoặc hình chữ nhật, hoặc tản ra trong các dải vải mầu. Các hoa văn thêu chủ yếu là hoa văn hình con tằm, cái cuốc móng chân trâu, móng chân gà… Đặc biệt, các hình kỷ hà phong phú với nhiều biến dạng khác nhau.
Gấu váy
Gấu váy có chiều rộng khoảng 3 – 5 cm, thường được may bằng vải đen hoặc đỏ.
Tạp dề: Tạp dề thường được may hai lớp, có hình chữ nhật, rộng từ 45 – 50 cm, dài khoảng 75 – 80 cm, màu đen, có trang trí hoa văn, dùng để mặc phủ ra ngoài phía trước chiếc váy, che chỗ chắp nối giữa hai vạt váy.
Ngoài ra trang phục của người H‟mông ở Si Ma Cai còn có :
- Dây lưng: được dùng để buộc ra bên ngoài váy. Dây lưng của người Hmông ở Si Ma Cai được may bằng một dải vải lanh nhuộm chàm hoặc vải có hoa. Đây là một dải vải dài khoảng 120 – 200 cm, rộng khoảng 8 – 12 cm, mầu đen hoặc vải có hoa không trang trí hoa văn, hai đầu tết các sợi tua rua trang trí bằng sợi lanh nhuộm chàm (con gái trẻ chưa chồng có thể thay thế bằng sợi len các màu). Dây lưng được dùng để thắt (buộc) ra bên ngoài váy.
- Xà cạp: xà cạp của người Hmông ở Si Ma Cai là một mảnh vải hình tam giác xưa được may bằng vải lanh nhuộm chàm, nay nhiều người dùng vải bông. Chiếc xà cạp có một đầu rộng từ 8 – 12 cm, dài khoảng 2m.
Xà cạp được dùng để cuốn quanh bắp chân, giữ cho bắp chân được thon, đẹp, không bị nở to khi đi bộ, khong bị nẻ vào mùa đông, leo núi, không bị rung, căng các thớ thịt khi đi và bảo vệ đôi chân, ngăn gai cào, côn trùng, rắn cắn…
Áo của phụ nữ H‟mông trên nền vải chàm tím sẫm gần như đen, đính thêm những tấm vải thêu gam màu nóng chạy dài từ cánh tay phải qua bả vai sang cánh tay trái. Tấm vải này thêu các mô típ hoa văn hình vuông, hình móc câu kép màu xanh lá cây, xanh dương, vàng, đỏ. Các mô típ hoa văn ghép vài màu xanh lá cây là chủ đạo lẫn đan xen các diềm màu thêu đỏ. Màu xanh tuy là màu nền của mảng hoa văn nhưng màu đen trắng vẫn đan xen khá dày đặc làm. Nhìn trên tổng thể, cả tấm vải hoa văn dày đặc mô típ đen trắng bị màu xanh bao bọc đặt trên nền áo chàm sẫm đen tạo ra sắc thái riêng của màu sắc hoa văn Hmông ở Si Ma Cai.
Thẩm mỹ và màu sắc dịu nhưng vẫn vui mắt không muốn đơn điệu của người Hmông ở Si Ma Cai thể hiện cả trên loại áo in sáp ong ở bả vai cánh tay. Hoa văn in sáp ong màu xanh lơ nằm trên nền chàm đen (tím) sẫm tạo thành màu sắc khác, sáng hơn màu nền. Và dường như để khoảng sáng hoa văn in sáp ong này nổi hơn, bật hẳn lên sắc chàm tối thẫm, người Hmông rất coi trọng việc sử dụng màu xanh làm đường bo. Toàn bộ phần in hoa văn sáp ong đều được bao bọc bởi đường bo màu xanh ngăn cách màu đen của màu nền áo với màu xanh lơ sáp ong của hoạ tiết. Tất nhiên các mô típ hoa văn thêu màu đỏ này có tiết diện nhỏ chỉ nhằm “vực” khoảng sáng nổi bật lên chứ không tạo ra sự rực rỡ.
Áo của nam giới tạo hoa văn và trang trí giống áo nữ nó chỉ khác là áo phụ nữ dài hơn
Quần nam giới màu đen không trang tri hoa văn, ống thủng và rộng.
Phụ nữ tcó vai trò quan trọng trong việc làm và sử dụng bộ trang phục, họ là người tạo nên bộ trang phục, đồng thồi cũng là người mặc nhiều nhất trong các ngày lễ, ngày hội, đặc biệt là những ngày thường. Là người luôn tuyên truyền cho thế hệ trẻ biết được giá trị bộ trang phục truyên thống của dân tộc, nhắc nhở thế hệ phải phải biết trân trọng, giữ gìn bộ trang phục truyền thống, đồng thời cũng phải luôn được mặc dù là ngày thường hay ngày lễ đặc biệt nhất là tết. Bộ trang phục không chỉ là bản sắc văn hóa của dân tộc mà nó còn là đặc điểm, tiêu chí để phân biệt dân tộc nay với dân tộc khác.
Bên cạnh những vai trò trên, vai trò quan trọng nhất hiện nay của phụ nữ H‟mông huyện Si Ma Cai là truyền nghề cho các thế hệ trẻ sau. Các em gái mới lớn khoảng 6 đến 7 tuổi đã học thêu hoa văn, đến khi khoảng 14 đến 15 tuổi thì các thiếu nữ H‟mông đã tự làm được những bộ trang phục cho mình, từ các công đoạn như: thêu văn hoa, lắp các miến hoa văn vào với nhau rồi may thành những chiếc áo và những chiếc váy…khi các thiếu nữ đã thành thạo thêu thùa hoa văn và biết làm những bộ quần áo cho mình rồi đồng thời cũng là lúc các thiếu nữ phải học dệt vải lanh. Các em gái phải theo mẹ đi phát nương, đốt nương làm cỏ, don dẹp để gieo cây lanh, đến lúc thu hoạch vẫn phải đi theo giúp mẹ thu hoạch… cho đến khi dệt thành vải, các em phụ nữ hmông luôn theo mẹ để quan sát, học thực tế và thực hiện luôn nên bất cứ em gái nào đến tuổi trưởng thành đều biết dệt vải.
Nhìn chung tất các em gái H‟mông (trừ những người không bình thường hoặc tàn tật), đến tuổi trưởng thành đều biết dệt vải lanh, biết thêu hoa văn, tự làm được cho mình những bộ quần áo truyền thống của dân tộc để đến khi lấy chồng làm của hồi môn hoặc được mặc khi về nhà chú rể.
3.5. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của ngƣời phụ nữ H’mông ở huyện Si Ma Cai trong việc bảo tồn trang phục truyền thống