du lịch tại chỗ, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển vãn hóa du lịch
Trước tiên cần tiến hành bốn nhiệm vụ chủ yếu như: nắm lại và đánh giá đúng nguồn nhân lực của mình để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đúng, trúng và phù hợp; tạo môi trường thuận lợi cho đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực văn hóa, du lịch; từng bước tiêu chuẩn hóa nhân lực văn hóa, du lịch ở các lĩnh vực, ngành nghề theo yêu cầu thực tế phù hợp: đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực để tăng cường huy động được nhiều nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực văn hóa, du lịch của thành phố.
Nhưng do nguồn lực có hạn, trước tiên cần ưu tiên đào tạo cho công chức của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch và lao động quản lý tại các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp có thu; đồng thời phải chú trọng đào tạo cho lao động nghiệp vụ, nhất là lao động có tay nghề cao, gồm các chức danh cụ thể là những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, nghệ nhân, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ buồng, nhân viên phục vụ bàn, bar, đầu bếp, hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên.
Thực tế cho thấy, mục tiêu đào tạo bồi dưỡng phát triển nhân lực văn hóa, du lịch của thành phố Hạ Long là phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động văn hóa, du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, đáp ứng yêu cầu phát triển nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và du lịch. Thêm vào đó, thành phố cần tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách và quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực văn hóa, du lịch, chế độ đãi ngộ nhân tài và quy định về lương, thưởng phù hợp, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực văn hóa, du lịch; xã hội hóa mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển văn hóa, du lịch; Tích cực, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nguồn nhân lực văn hóa, du lịch của địa phương; đẩy mạnh giáo dục cộng đồng trong phát triển nhân lực văn hóa, du lịch.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, ban ngành và người dân địa phương về tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với nền kinh tế thành phố nhà. Động viên khuyến khích cộng đồng tham gia làm du lịch, giải quyết được nguồn nhân lực tại chỗ cho du lịch.
Nói tóm lại, đào tạo, nâng cao trinh độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại chỗ, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển văn hóa du lịch thành phố Hạ Long là một cách làm rất cần thiết, đặc biệt từ thực tế là vừa đào tạo cơ bản trong các cơ sở đào tạo tại địa phương vừa đào tạo theo cách truyền nghề. Cần thiết phải có một kế hoạch hành động chung về đào tạo nguồn nhân lực, đây là một trong những điểm mấu chốt để thành phố Hạ Long có thể làm tốt việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch nhanh và bền vững.
KẾT LUẬN
Có thể nói Hạ Long là một trong những thành phố trung tâm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế miền bắc nói riêng và cả nước nói chung. Thực tế cho thấy đây là nơi được thiên nhiên ưu đãi và là lâu đài của tạo hóa chốn dân gian.
Với tiềm năng du lịch lớn như vậy, phát triển văn hóa du lịch Hạ Long là hợp với xu hướng và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của
thành phố nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Nhưng để văn hóa du lịch Hạ Long thật sự khởi sắc thì yếu tố văn hóa là rất quan trọng, bởi văn hóa là nội hàm, động lực phát triển du lịch bền vững, giá trị văn hóa khiến sản phẩm du lịch đậm nét độc đáo nhân văn, được coi là nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Di tích lịch sử văn hóa là chiếc cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, là di sản văn hóa quý giá, là động lực tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Đây là bằng chứng sống về sự hy sinh, cống hiến và sáng tạo ở nhiều lĩnh vực của nhiều thế hệ để lại cho hậu thế. Bên cạnh các giá trị tâm linh, khi đến với các di tích lịch sử trong dịp sinh hoạt lễ hội du khách được cộng cảm , cố kết cộng đồng và sống cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thật. Trước thực tế đó, người viết đã đưa ra đánh giá chung về ngành văn hóa du lịch thành phố Hạ Long, đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển văn hóa du lịch của thành phố. Bên cạnh những di tích và lễ hội thì Hạ Long còn được thiên nhiên ban tặng cho vô vàn cảnh đẹp làm đắm say du khách khi đến với nơi đây và nó cũng chính là tiềm năng to lơn cho sự phát triển của du lịch Hạ Long.