Những thành công

Một phần của tài liệu Văn hóa du lịch tại thành phố Hạ Long trong hai năm gần đây (Trang 26 - 29)

2.3.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tăng cường

Hiện nay mạng lưới giao thông của thành phố Hạ Long đang dần được nâng cấp, các con đường trục chính đang được mở rộng, rải nhựa. Hầu hết các con đường đi vào các điểm du lịch đã được nâng cấp, sửa sang, thuận tiện cho đi lại, nâng cấp mở rộng đường 25, đường 212, đường 354, xây cầu Bãi Cháy và nhiều cây cầu khác đã khánh thành đưa vào sử dụng, khai thác tạo bước đột phá cho Hạ Long phát triển kinh tế- xã hội, khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển nói riêng và kinh tế du lịch thành phố nói chung. Đặc biệt đây là tiền đề để thành phố Hạ Long hòa nhập vào các tuyến du lịch, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội tín ngưỡng... của tỉnh Quảng Ninh nói chung. Trong giai đoạn tiếp theo, được sự quan tâm của của Chính phủ, cho phép Thành phố Hạ Long lập dự án quai đê

lấn biển tạo tiền đề cho sự ra đời tuyến đường mới ven biển sẽ tạo cho Hạ Long một diện mạo mới và bước phát triển vượt bậc trong tiến trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tháng 10/ 2010, thành phố Hạ Long đã khánh thành hệ thống cấp nước mới đảm bảo tiêu chuẩn cung cấp nước sạch cho các khu dân cư, do chính phủ Phần Lan tài trợ với tổng số vốn đầu tư là 13,63 tỷ đồng. Đây là những công trình có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần vào an sinh xã hội, cải thiện đời sống sinh hoạt của người dân địa phương, đảm bảo sức khỏe cho người dần phù hợ với chính sách xóa đói giảm nghèo và chiến lược phát triển ngành điện nước Việt Nam.

Song song với ngành điện nước, thì vấn đề môi trường cũng đạt được những thành công nhất định. Hầu hết các thôn, các xã, các phường trên địa bàn thành phố đều có đội ngũ nhân viên thu gom rác thải và có bãi rác tập trung, tuy nhiên do xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên môi trường của thành phố cũng đang dần bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do các nhà máy, xí nghiệp giày da thải rác, nước, khí độc gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống của người dân. Đặc biệt, tại các điểm, khu du lịch thì vấn đề môi trường cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu để phát triển tổng thể văn hóa du lịch một cách bền vững.

Ngoài ra, hệ thống thông tin liên lạc và dịch vụ y tế của thành phố khá phát triển, đồng bộ từ các thôn, xã, phường đến thành phố về cơ bản đáp ứng phần nào cho phát triển du lịch hiện tại của Hạ Long.

2.3.1.2. Các loại hình dịch vụ mở rộng

Khách du lịch, tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, phục vụ các món ăn từ bình dân đến đặc sản như: nhà hàng Hồng Việt, có 150 chỗ ngồi, phục vụ 1.500 khách năm 2010, có cả khách nước ngoài; Nhà hàng Năng Gai có 120 chỗ ngồi, phục vụ 1.700 khách năm 2010; 2 nhà hàng Xuân Bát, Đông Xuyên Quán với quy mô 60 chỗ ngồi. Riêng nhà hàng Hương Quê thuộc công ty TNHH Phú Vinh có quy mô lớn và thu hút phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế, kế thừa

và phát huy các món ẩm thực đồng quê truyền thống đặc sắc và các món đặc sản miền biển Hải Phòng với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp, nhân viên phục vụ chu đáo, cùng một lúc có thể phục vụ 3000 khách. Tầng 2 của nhà hàng là các phòng hội tmteg từ 40, 80, 200 chỗ đến 1.500 chỗ với trang thiết bị hiện đại phục vụ hội nghị, hội thảo, sinh nhật...

Nhìn chung hệ thống nhà hàng trên địa bàn thành phố đang có sự phát triển mạnh mẽ đáp ứng như cầu du lịch ngày càng phát triển tại địa phương.

2.3.2. Một số tồn tại

Thành phố Hạ Long có một số làng nghề truyền thống nhưng do chưa được đầu tư khai thác yếu tố văn hóa làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch làng nghề nên đây vẫn ở dạng tiềm năng. Một mặt do chưa có kinh nghiệm về quản lý và tổ chức khai thác, phát huy thế mạnh của sản phẩm du lịch làng nghề, mặt khác thành phố chưa quy hoạch chi tiết về làng nghề du lịch, hạ tầng giao thông chưa thuận lợi, thiếu sự liên kết trong việc khai thác sản phẩm du lịch với các địa phương khác. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch làng nghề chưa được sự quan tâm đúng mức. Cấp chính quyền và người dân ở làng nghề chưa quen với việc khai thác các giá trị văn hoá, kinh tế của làng nghề, của sản phẩm phục vụ du lịch để thông qua đó tạo nguồn thu từ khách du lịch nói riêng còn ngẫu hứng, chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản như làng nghề các vùng du lịch khác. Các cấp ban ngành liên quan cần hướng dẫn về các quy chế đào tạo nghiệp vụ giao tiếp, đào tạo các hướng dẫn viên chuyên nghiệp về văn hoá và lịch sử cho làng nghề; tổ chức điểm ăn nghỉ cho du khách.

Từ thực trạng nêu trên, để đầu tư khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch làng nghề tại Hạ Long cần lưu tâm tới vấn đề nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tu bổ tôn tạo cảnh quan môi trường, học tập kinh nghiệm quản lý khai thác sản phẩm du lịch làng nghề của các tỉnh bạn. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần có chính sách hỗ trợ làng nghề trong việc quy hoạch, tu bổ tôn tạo cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hoá làng xã, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chú trọng làng nghề có khả năng khai thác phục vụ khách du lịch. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền

quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch của thành phố, trong đó có sản phẩm du lịch làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng và các ấn phẩm tuyên truyền du lịch của ngành.

Bên cạnh đầu tư phát triển, khai thác các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống vốn có đưa vào hoạt động du lịch, thành phố cần có các chính sách nhằm khôi phục lại các làng nghề truyền thống để cùng phát triển du lịch địa phương.

Thực tế cho thấy, để phát triển du lịch một cách bền vững thì vấn đề môi trường là vấn đề cấp bách cần được quan tâm. Và ở thành phố Hạ Long cũng vậy, để hình ảnh đất “Tiên” ấn tượng với mỗi du khách khi đến đây thì các cấp ban ngành, ban quản lý tại các khu, các điểm du lịch phải chú ý đến vấn đề văn hóa môi trường.

Một nguyên nhân hàng đầu được liệt kê là “thủ phạm” gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn là rác thải. Mặc dù số lượng rác thải sinh hoạt phát sinh 1 tháng khoảng 7.300 m3, nhưng tại một số điểm thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Hạ Long vẫn là điểm “đen " về ô nhiễm môi trường.

Không thể phủ nhận những cố gắng của các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ môi trường tại nông thôn bằng những việc như: cùng các tổ chức phát động các chiến dịch bảo vệ môi trường trên các loa đài, trường học, đoàn thanh niên, thành lập các tổ thu gom rác thải... Đặc biệt, tại Hạ Long, phòng Tài nguyên và Môi trường đã phát động ngày “không túi nilon” với việc phát túi cói thân thiện thay túi nilon cho nhân dân. Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác quản lý môi trường tại thành phố vẫn chưa được đầu tư kịp thời.

Chương 3

Một phần của tài liệu Văn hóa du lịch tại thành phố Hạ Long trong hai năm gần đây (Trang 26 - 29)