Giải pháp thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn chuyên trách tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 20152020” (Trang 32 - 36)

2.4.1. Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, của Đoàn Thanh niên, tạo cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn chuyên trách

- Coi trọng hoạt động từ cơ sở, chú trọng đầu tư, chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cơ sở triển khai tốt các mặt công tác, bám sát Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Trung ương Đoàn và các cấp ủy Đảng, những nhu cầu của thanh niên để đề ra những chương trình, kế hoạch cụ thể, bám sát với thực tế Đoàn cơ sở.

- Chủ động đổi mới phương thức hoạt động theo xu hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức. Kết hợp chỉ đạo toàn diện với chỉ đạo theo từng cụm, sau đó tổng kết rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng.

2.4.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ cơ sở

- Quy hoạch cán bộ đoàn chủ chốt phát được đặt trong tổng thể quy hoạch cán bộ đảng cùng cấp.

- Trong quy hoạch cần dự kiến các phương án theo thứ tự ưu tiên, kết hợp giữa phát triển tuần tự và đột biến.

- Quy hoạch cán bộ không phải là nhìn người sắp việc mà trái lại trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện của mỗi loại chức danh mà lựa chọn cán bộ, tạo nguồn cho phù hợp.

2.4.3. Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách

- Các cấp bộ Đoàn cần chủ động tham mưu xây dựng, kiện toàn hệ thống trường, trung tâm đào tạo cán bộ, đồng thời phát huy vai trò của hệ

thống các trung tâm thanh thiếu nhi, nhà văn hóa trên các cơ sở khác của Đoàn – Hội – Đội và các thiết chế xã hội trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bên cạnh việc tổ chức các lớp đào tạo chính quy tập trung, tại chức, đào tạo từ xa cần mởi rộng các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, triển khai các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng. Có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ đoàn chủ chốt, đặc biệt là cán bộ ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và tập trung đông tôn giáo.

- Xây dựng, thống nhất ban hành nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn. Thực hiện phân cấp về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đoàn, cụ thể:

+ Bổ sung hoàn thiện 02 bộ tài liệu bồi dưỡng theo các chức danh, chương trình tài liệu bồi dưỡng Bí thư Đoàn cấp huyện, chương trình bồi dưỡng Bí thư Đoàn cấp xã.

+ Bổ sung, hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội.

+ Xây dựng mới 06 khung chương trình, đề cương chi tiết, tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu về: nghiệp vụ công tác thiếu nhi; nghiệp vụ đoàn trong trường học; nghiệp vụ công tác tổ chức của đoàn; nghiệp vụ công tác tuyên giáo; nghiệp vụ công tác kiểm tra và nghiệp vụ công tác đoàn kết tập hợp thanh niên cho cán bộ đoàn chuyên trách của Đoàn các cấp.

- Chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan để chủ đạo, hướng dẫn nội dung, chương trình đào tạo về nghiệp vụ công tác Đoàn- Hội – Đội.

- Cần chủ động thay đổi phương pháp cũng như nội dung đào tạo, bồi dưỡng, chú ý hơn nữa đến việc đào tạo các kiến thức khoa học về quản lý nhà

nước, kinh tế cũng như xã hội tạo tiền đề vững chắc cho cán bộ đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Các cấp bộ Đoàn cần khuyến khích và có quy định về việc cán bộ đoàn tự học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng cán bộ.

2.4.4. Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn cán bộ đoàn chuyên trách

- Cần đổi mới và nâng cao chất lượng tuyển chọn cán bộ đoàn chuyên trách,, tránh thực hiện qua loa, đại khái, dựa vào cảm tính.

- Cần chú trọng khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế tuyển chọn nhằm đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ đủ cả về chất lẫn lượng.

- Đối với cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường: Các Bí thư, Phó Bí thư đoàn cơ sở phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, yêu thích hoạt động thanh niên, phong trào thiếu nhi, có năng lực và khả năng thu hút thanh niên hoạt động, có năng khiếu văn nghệ thể dục thể thao...

2.4.5. Nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng cán bộ đoàn

- Hàng năm và từng thời kỳ, căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ, chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, các cấp bộ Đoàn cần sắp xếp, điều chỉnh tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cho phù hợp.

- Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảm bảo nắm chắc từng cán bộ về đức, tài, ý thức tổ chức kỷ luật và uy tín với thanh thiếu nhi. Quản lý cán bộ phải đi đôi với hoàn thiện hồ sơ lưu trữ và sử dụng, khai thác hồ sơ cán bộ một cách thuận lợi.

- Việc quản lý sử dụng cán bộ phải thực hiện theo pháp lệnh cán bộ công chức, đồng thời đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý cán bộ. Đoàn cấp trên phối hợp với cấp ủy Đảng quản lý và quy hoạch tới

chức danh ủy viên ban thường vụ và trưởng các đơn vị, bộ phận Đoàn cấp dưới trực tiếp.

- Bố trí những cán bộ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm đương tốt nhiệm vụ và phát triển lâu dài tại các cơ quan lãnh đạo của Đoàn. Trong bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển cũng như bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và tính đại diện giữa các đối tượng, lĩnh vực.

- Mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ có triển vọng, đã qua thử thách, rèn luyện trong thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi, đảm bảo đảm đương được các chức vụ chủ chốt của Đoàn. Chủ động sắp xếp, bố trí lại vị trí công tác cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ, có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn còn hạn chế.

2.4.6. Tăng cường công tác đánh giá cán bộ đoàn

- Đánh giá cán bộ phải kết hợp giữa tự đánh giá và đánh giá của các cấp bộ Đoàn, cấp ủy Đảng trực tiếp đánh giá trên cơ sở tiêu chí, quy trình đánh giá cán bộ cụ thể ở từng cấp.

- Việc đánh giá cán bộ được tổ chức vào dịp cuối năm, trước khi kết thúc một nhiệm kỳ, cũng như khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, đề cử. Đồng thời phải kết hợp việc theo dõi thường xuyên với nhiều nguồn thông tin để phân tích, chọn lọc cán bộ một cách khách quan, chính xác.

- Kết hợp chặt chẽ giữa tự phê bình và phê bình, tự đánh giá với việc cấp có thẩm quyền trực tiếp quản lý đánh giá. Cán bộ thuộc diện cấp ủy và Đoàn cấp trên trực tiếp quản lý khi đánh giá cần báo cáo cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên thống nhất. Kết quả đánh giá cán bộ cần thông báo đến người được đánh giá và tập thể nơi cán bộ công tác, báo cáo lên cấp trên và lưu hồ sơ cán bộ.

2.4.7. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn

- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn cũng là một khâu quan trọng không thể thiếu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn. Đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ đoàn phát huy năng lực, bổ sung kiến thức thực tế cho bản thân.

- Cần có sự đầu tư hợp lý cho công tác, hoạt động của tổ chức Đoàn. Tạo môi trường để phát hiện nhân tố mới, tạo lòng tin cho đội ngũ cán bộ đoàn để họ đặt hết tâm huyết của mình cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

- Tăng cường chỉ đạo, quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để tổ chức Đoàn hoạt động có hiệu quả, tạo lòng tin cho thanh thiếu nhi cũng như các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể để thu hút đầu tư của các tổ chức xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho các phong trào thành công và đạt hiệu quả cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn chuyên trách tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 20152020” (Trang 32 - 36)

w