Hoạt động tín dụng ( cho vay ) của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

Tín dụng là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được xem như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tựu trung lại rủi ro tín dụng có thể được hiểu là việc ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Và khi một khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi nợ gốc và lãi thì người ta gọi đây là một khoản nợ xấu.

Theo Quyết định 493/về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, thì nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu theo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại.

Bảng 27: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 - 2014

ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu 2013 2014 2015 chênh lệch 2014/2013 chênh lệch 2015/2014 Nợ xấu 7.475.000 7.459.000 7.137.000 (16.000) (322.000) Tổng dư nợ 273.809.524 322.900.433 387.880.435 49.090.909 64.980.002 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2,73% 2,31% 1,84% -0,42% -0,47%

Qua bảng tính trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ giảm qua các năm, có dấu hiệu tốt. Năm 2013 nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ là 2,73%. Đến năm 2014, tỷ lệ này bằng 2,31%. Giảm 0,42% so với năm 2013. Do nợ xấu giảm còn 7.459.000 triệu đồng, trong khi tổng dư nợ tăng lên đến 322.900.433 triệu đồng. Tăng 49.090.909 triệu đồng so với năm 2013. Điều đó làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ

giảm. Sang năm 2015, tỷ lệ này tiếp tục giảm 0,47% so với năm 2014. Tổng dư nợ tăng lên đến 387.880.435 triệu đồng, tăng 64.980.002 triệu đồng. Trong khi đó nợ xấu giảm còn 7.137.000 triệu đồng, giảm 322.000 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4,32%. Điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ giảm còn 1,84%. Tỷ lệ nợ xấu giảm thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tăng qua các năm.

So sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank với trung bình trung của ngành và 2 ngân hàng khác là Sacombank và MB Bank. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 28: So sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank và trung bình trung của ngành năm 2015

Chỉ tiêu VCB Trung bình ngành

Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ 1,84% 2,55% Chỉ tiêu trung bình ngành tham khảo www.vcbs.com.vn

Bảng 29: So sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank với ngân hàng Sacombank và ngân hàng MB Bank năm 2015

Cổ

phiếu Nợ xấu Tổng dư nợ tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%)

VCB 7.137.000 387.880.435 1,84%

STB 3.449.000 185.917.000 1,86%

MBB 1.950.000 121.349.000 1,61%

Qua 2 bảng số liệu trên có thể thấy ngân hàng Vietcombank đã duy trì được tỷ lệ nợ xấu/ tổng nợ tín dụng là khá tốt so với trung bình chung của ngành ngân hàng. Năm 2015 tỷ lệ này thấp hơn 0,02% so với ngân hàng Sacombank nhưng lại cao hơn khá nhiều so với ngân hàng MB Bank (cao hơn 0,25%), tuy nhiên nếu so sánh với trung bình chung của ngành thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn 0,77%. Nếu xem xét tương quan với quy mô hoạt động, tổng số tiền cho vay cũng như uy tín của ngân hàng Vietcombank thì có thể kết

luận ngân hàng hoạt động tốt và khá an toàn. Tuy ngân hàng đã có nhiều nỗ lực duy trì tỷ trọng nợ xấu ở mức thấp nhưng chưa thực sự khai thác triệt để các công cụ và biện pháp thu hồi nợ. Trong những năm tiếp theo ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp thu hồi nợ để đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động và góp phần nâng cao hơn nữa uy tín của ngân hàng mình.

Hiện nay tại ngân hàng Vietcombank đã áp dụng những biện pháp để xử lý nợ xấu bằng các công cụ phổ biến như: đòi nợ, tái cấu trúc các khoản nợ; bán nợ; phong tỏa tài sản người vay, thanh lý tài sản thế chấp; gán nợ, xiết nợ, yêu cầu bồi thường từ những người có trách nhiệm liên đới; sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng và các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng khác. Ta có bảng khả năng thu hồi nợ xấu của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2013 – 2015 như sau:

Bảng 30: Khả năng thu hồi nợ xấu của ngân hàng Vietcombank giai đoạn 2013 -2015 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Giá trị nợ xấu

được thu hồi 780.000 1.905.000

2.170.000 1.125.000 265.000

Tổng nợ xấu 7.475.000 7.459.000 7.137.000 -16.000 -322.000

Tỷ trọng nợ xấu thu hồi được

10,43% 25,54% 30,40% 15,10% 4,87%

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình thu hồi nợ xấu của ngân hàng Vietcombank đã có sự chuyển biến tốt qua các năm. Năm 2013 giá trị nợ xấu thu hồi được là 780.000 triệu đồng trong khi tổng nợ xấu là 7.475.000 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (10,43%), nhưng đến năm 2014 đã có sự cải thiện đáng kể, giá trị nợ xấu thu hồi được tăng 1.125.000 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 144,23%. Đẩy mức giá trị

nợ xấu thu hồi được lên 1.905.000 triệu đồng, chiếm 25,54% trong tổng giá trị nợ xấu cần phải thu hồi. Đến năm 2015 giá trị nợ xấu thu hồi được tiếp tục tăng 265.000 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,91%, đạt giá trị 2.170.000 triệu đồng, chiếm 30,40% tổng giá trị nợ xấu. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi, xử lý nợ xấu tốt, góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn trong tương lai.

III. KẾT LUẬN

Nhìn chung qua việc phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2013 -2015, chúng tôi nhận thấy hoạt động của ngân hàng này khá tốt, khả năng sinh lời cao, hoạt động hiệu quả và an toàn. Kiến nghị của nhóm cho nhà đầu tư là nên đầu tư vào cổ phiếu VCB của ngân hàng Vietcombank nhằm tăng thu nhập với mức sinh lời cao và độ an toàn vốn được bảo đảm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)