10 Các giải pháp chủ yếu
10.1 Kiện toàn tổ chức và lực lượng PCCC rừng các cấp:
Nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCCC rừng và đáp ứng một trong bốn yêu cầu về PCCC rừng, cần tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức và lực lượng PCCC rừng. Cần tập trung thực hiện những nội dung sau:
a. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR: Thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động của Ban chỉ huy nhằm tăng cường vai trò tham mưu của các thành viên nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo thực hiện phương án PCCC rừng trên địa bàn quản lý.
b. Thành lập Ban chỉ huy PCCCR các cấp: trên địa bàn mỗi cấp, UBND các cấp thành lập Ban chỉ huy chữa cháy rừng trên địa bàn đồng thời, xây dựng phương án về tổ chức và chỉ huy lực lượng chữa cháy rừng ứng với từng cấp.
c. Thành phần ban chỉ huy chữa cháy gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã làm trưởng ban; thủ trưởng các ban: Y tế, Tài chính, kinh tế, trưởng các ấp là ủy viên.
d. 1.3.Tăng cường sự phối hợp trong công tác PCCC rừng: giữa các lực lượng kiểm lâm, cảnh sát PCCC, công an, quân đội và chính quyền tại cơ sở tăng cường sự phối hợp hoạt động, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác PCCC rừng.
e. Tổ chức lực lượng PCCC rừng trên cơ sở biên chế tổ chức hiện có, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và trang bị phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác PCCC rừng.
f. Toàn lực lượng kiểm lâm gồm 56 đồng chí (30 đồng chí hợp đồng bảo vệ rừng) được chia thành: 1 đội kiểm lâm cơ động 15 đồng chí; 7 trạm quản lý bảo vệ mỗi trạm 4 đồng chí; 4 tổ trực cháy mỗi tổ 3 đồng chí. Các tổ, đội PCCCR được trang bị phương tiện, nhiên liệu có nhiệm vụ tuần tra canh gác, phát hiện lửa, huy động lực lượng chữa cháy tại chỗ, báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy PCCCR rừng Vườn Quốc gia để kịp thời chữa cháy rừng. Khi có cháy rừng xảy ra huy động toàn bộ lực lượng các phòng, đồng thời huy động lực lượng chữa cháy tại địa phương, cảnh sát PCCC, lực lượng quân đội tham gia chữa cháy, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra