6 Kết Quả Nghiên Cứu
6.2.1 Các Điểm Nhạy Cảm Cháy Rừng từ các Yếu Tố Tự Nhiên
Về các yếu tố tự nhiên nhạy cảm đến việc cháy rừng, độ dày tầng than bùn được tất cả các thành viên phỏng vấn (từ Ban Quản lý vườn đến người dân) đồng ý là điểm nhạy cảm cao nhất, kết hợp với yếu tố khô hạn trong mùa nắng. Đây cũng chính là những vùng có thảm thực vật bên trên có tràm cao nhất vườn, và thảm thực vật bên dưới cũng dày nhất.Hình 3và Hình 4cho thấy sự phân bố của các điểm nhạy cảm với cháy rừng theo yếu tố tự nhiên này trên những contour có màu nâu sậm nhất, rơi vào mùa nắng hàng năm.
Như đã thảo luận ở trên, do việc phân tiểu khu theo cao trình và độ dày tầng than bùn, quản lý nước theo mực nước cho từng tiểu khu thích hợp cho sự sinh trưởng tốt nhất cho tràm trong mùa nắng, trong khi không để tầng than bùn bị khô quá, việc quản lý nước này đã tỏ ra có hiệu quả trong những năm qua. Bên cạnh đó, việc tăng cường các cơ sở vật chất như máy bơm di động, chia phiên trực để phát hiện cháy
27 rừng sớm là các biện pháp đi kèm nhằm đảm bảo hạn chế nạn cháy rừng đến mức thấp nhất.
Trong mùa mưa, thỉnh thoảng Ban Quản lý vườn ghi nhận một số đám cháy tự nhiên do sét, đặc biệt là ở VQG-UMH. Tuy nhiên, như đã đề cập, các vụ cháy này hoàn toàn có thể khống chế do độ ẩm các vật liệu cháy trong mùa mưa thường cao, và sét thường đi kèm với mưa, nên khả năng lây lan lửa thấp.
Tuy nhiên, để giữ an toàn PCCCR trong thời gian qua, theo UMT-LĐ2, UMT-LĐ3, UMH-LĐ3 và UMH-LĐ4, hai rừng đặc dụng này đã phải ‘hy sinh’ để cho mực nước thấp hơn chiều cao lý tưởng để tràm có thể phát triển tốt. Các đề xuất của hai vườn đều xoay quanh việc phân chia tiểu khu thành các vùng nhỏ hơn theo cao trình để có thể điều chỉnh mực nước theo nhiều cấp nhỏ hơn, nhằm phù hợp hơn cho sự sinh trưởng của tràm trong mùa khô. Ví dụ như trong phần tiểu khu có diện tích cao nhất của rừng U Minh Thượng, vẫn còn khoảng 15% diện tích có rủi ro cháy cao, dù đã khống chế mực nước tiểu khu này ở mức cao trong mùa khô (theo UMT-LĐ3). Diện tích này tuy không lớn, nhưng nếu đánh giá được rủi ro có thể cháy đúng mức, và khi cháy sẽ nhanh chóng lây lan ra những vùng khác, có thể sẽ là các điểm nóng cần quan tâm nhất.
Một điểm ghi nhận trong quá trình phỏng vấn, là đặc tính đất của rừng U Minh Hạ được cho là không thể giữ nước trong mùa khô tốt bằng rừng U Minh Thượng, đặc điểm mà các nghiên cứu trước đây chưa kết luận. Do đó, đặc tính này cần được nghiên cứu vì yếu tố này có liên quan đến việc giữ nước trong mùa khô.