Nghĩa các triệu chứng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHÂN TÂM HỌC (Trang 126 - 138)

Trong chương trên tôi đã chứng tỏ rằng môn thần kinh học không để ý đến nội dung và cách phát biểu ra ngoài của các triệu chứng; môn phân tâm học, trái lại, chú trọng rất nhiều đến hai điều trên và đã tìm ra là mỗi triệu chứng đều có ý nghĩa có liên quan chặt chẽ đến đời sống tinh thần người bệnh. Chính F.Breuer nổi danh vì đã tái lập được một trường hợp náo loạn thần kinh (1880-1882), là người đầu tiên tìm ra những triệu chứng của bệnh thần kinh. P.Fanet cũng đã tìm ra những triệu chứng đó và còn công bố công trình của mình trước cả Breuer nữa vì ông này chỉ công bố mười năm sau đó thôi (1893-1895) thời kỳ ông cộng tác với tôi. Chúng ta chả cần biết ai là người đầu tiên tìm ra vì một công trình nào cũng được tìm đi tìm lại nhiều lần. Ví dụ như châu Mỹ là do Colomb tìm ra nhưng đâu có lấy tên Colomb. Trước Breuer và Fanet, nhà thần kinh học nổi danh Leuret đã cho biết là nếu biết diễn giải, người ta có thể tìm thấy ý nghĩa của những lời nói trong lúc mê man của những người điên. Từ lâu tôi sẵn sàng công nhận là P.Fanet đặc biệt đáng khen khi cắt nghĩa được những triệu chứng bệnh thần kinh bằng cách cho rằng đó là cách phát biểu của những ý tưởng vô thức bên trong người bệnh. Nhưng sau đó P.Fanet lại dè dặt cho rằng vô thức đối với ông ta chỉ là một cách nói thôi chứ đối với ông vô thức chẳng tương ứng với một điều gì có thực cả. Từ đó tôi chẳng hiểu gì về ý kiến của ông nữa, tôi tiếc là đáng lẽ ông phải được tán thưởng hơn thế nữa.

Vậy những triệu chứng cũng có một ý nghĩa, y như hành vi sai lạc và giấc mơ và cũng liên can đến đời sống con người. Tôi đơn cử vài thí dụ giúp cho các bạn quen với vấn đề. Tuy chưa chứng minh được, tôi chỉ có thể nói là bao giờ, những triệu chứng này cũng có ý nghĩa và cũng liên quan đến đời sống con người. Các bạn nào sau này làm các cuộc thí nghiệm cùng với tôi cũng sẽ nghĩ như tôi. Nhưng vì vài lý do tôi sẽ không lấy thí dụ trong sự náo loạn thần kinh mà lấy trong một chứng bệnh thần kinh khác, rất gần sự náo loạn, đó là sự ám ảnh, một chứng bệnh không được nhiều người biết đến như sự náo loạn. Bệnh này không ầm ĩ làm ai đó khó chịu, có vẻ như là việc riêng của người bệnh, không biểu lộ ra ngoài, không có dấu hiệu gì trong cơ thể, có vẻ như hoàn toàn thuộc tinh thần. Sự ám ảnh và sự náo loạn là hai chứng bệnh thần kinh được dùng làm căn bản đầu tiên cho môn phân tâm học khảo cứu và môn này đã thu lượm được những kết quả rất khả quan trong việc trị bệnh. Môn phân tâm học đã làm cho sự ám ảnh trở thành rõ ràng hơn, quen thuộc hơn sự náo loạn, phát hiện ra với nhiều tính cách chung cho các bệnh thần kinh.

Trong bệnh thần kinh ám ảnh, người bệnh bị ám ảnh bởi một ý tưởng mà anh ta không chú trọng đến, cảm thấy bị một sự gì rất kỳ lạ thúc đẩy, làm một vài cử chỉ mà chính người bệnh không lấy gì làm thích nhưng không làm sao tránh được. Những ý tưởng ám ảnh có thể không có nghĩa gì, không có giá trị gì đối với cá nhân người bệnh nhưng luôn luôn là một hoạt động tri thức làm suy sụp người bệnh.

Người bệnh bị bó buộc phải làm việc, phải suy nghĩ y như đó là một công việc hết sức quan trọng cho đời mình. Những sự thúc đẩy có thể tỏ ra rất trẻ con và vô nghĩa lý, nhưng luôn luôn có một nội dung kinh hoàng thúc đẩy người bệnh phạm những tội ác quan trọng thành ra người bệnh luôn luôn muốn rũ bỏ dược những ý tưởng đó đi, tìm đủ mọi cách để lẩn tránh, chống trả dữ dội. Ta nên nhớ rằng ý tưởng và hành vi xấu xa đó rất ít khi được đem ra thi hành, trong nhiều trường hợp sự lẩn tránh chống trả thường có kết quả. Những hành động có làm thực nhiều khi chẳng có hại gì, vô nghĩa lý, có khi chỉ nhắc lại những hành động thường xuyên trong đời sống thường ngày, nhưng hậu quả là những hành động đó như việc đi ngủ, ăn, uống, tắm gội, đi chơi đều trở thành những hành động làm cho người bệnh khổ sở, khó giải quyết. Những yếu tố cấu thành sự ám ảnh không đều nhau, có khi yếu tố này mạnh hơn các yếu tố khác, nhưng dù xuất hiện dưới hình thức nào, dưới tên gì, mọi hình thức căn bệnh đều có những tính chất chung giống nhau rất rõ rệt.

Đó quả là một chứng bệnh kỳ khôi. Nếu không phải ngày nào chúng ta cũng được mắt thấy tai nghe những chuyện đó, chúng ta không thể nào tin là chúng lại có thực. Các bạn không thể giúp gì cho người bệnh bằng cách khuyên họ nên giải trí đừng có những ý tưởng đó, thay thế chúng bằng những ý tưởng khác hợp lý hơn. Chính người bệnh cũng hoàn toàn đồng ý với bạn, lúc nào cũng sáng suốt, sẵn sàng làm theo ý bạn, có khi còn nói ra trước những điều mà bạn muốn đem ra khuyên can. Chỉ có điều là dù muốn anh ta cũng không làm sao khác được: người bệnh chịu tình trạng của mình với một nghị lực phi thường khó thấy trong những người bình thường. Anh ta chỉ làm được có một điều: đó là thay thế ý tưởng ám ảnh đó bằng một ý khác nhẹ hơn, thay thế một điều cấm đoán bằng một điều khác, làm một vài lễ nghi gì thay thế việc đang làm. Có thể di chuyển sự ám ảnh theo một chiều hướng khác nhưng không thể bỏ đi được. Việc di chuyển những triệu chứng là một trong các tính chất quan trọng trong cácbệnh: những điểm mâu thuẫn trong đời sống tinh thần đặc biệt hiện ra rất rõ ràng trong trường hợp

này. Ngoài sự bó buộc hay sự ám ảnh, người ta còn thấy xuất hiện trong phạm vi tri thức một mối nghi ngờ đối với những người bình thường. Vậy mà trước khi có bệnh, người bệnh thường là một người rất nhiều nghị lực, kiên nhẫn cùng cực, thông minh hơn bình thường, tinh thần luân lý rất cao, theo đúng mọi nguyên tắc, lịch sự ít thấy. Các bạn chắc cũng thấy là chữa bệnh trong những trường hợp rắc rối này quả là khó khăn. Vì thế cho nên trong lúc này tham vọng của chúng ta rất ít: làm sao tìm hiểu và giải thích được một vài triệu chứng thôi.

Thái độ của các nhà thần kinh học đối với chứng bệnh ám ảnh này ra sao? Thái độ này rất giản dị, nhà thần kinh học chỉ gán cho mỗi sự ám ảnh một cái tên, không hơn không kém. Thần kinh học còn cho rằng những người có triệu chứng đó là những người thoái hoá tinh thần. Điều khẳng định này không làm ai hài lòng không phải là một sự giải thích, một sự xét đoán về giá trị, chỉ là một lời kết án. Tất nhiên những người bị ám ảnh luôn có những cử chỉ kỳ khôi, khác hẳn những người bình thường. Nhưng những người này có thoái hoá hơn những người bệnh khác như bị náo loạn hay bị hư biến tinh thấn không? Danh từ thoái hoá tất nhiên có tính cách quá tổng quát. Người ta tự hỏi có gì thoái hoá trong những người tuyệt hảo, có địa vị cao trong xã hội nhưng cũng vẫn mắc bệnh ám ảnh không? Thường thường chúng ta biết rất ít về đời sống của những vị tai to mặt lớn trong xã hội: những người này thường tỏ ra rất kín đáo, còn những người chuyên viết về đời họ nhiều khi không thành thực. Tuy nhiên cũng có người như E.Zola chẳng hạn vạch cho chúng ta xem sự thực hoàn toàn về đời ông, và chúng ta thấy ông bị ám ảnh rất nhiều (trong cuốn Điều tra về tâm lý và y học).

Đối với những người đặc hạng này, thần kinh học phát minh ra loại người đặc hạng thoái hoá. Chả còn gì tiện hơn. Nhưng phân tâm học đã cho ta biết là có thể chữa khỏi được bệnh ám ảnh cũng như đã chữa khỏi những chứng bệnh khác.

Chính tôi đã hơn một lần thành công trong lĩnh vực này.

Tôi kể cho các bạn nghe hai thí dụ, một lấy trong một công cuộc khảo sát đã cũ, một mới hơn.

Một bà vào khoảng 30 tuổi mỗi ngày làm nhiều lần những cử chỉ như sau: từ trong phòng riêng, bà chạy vội vào một phòng bên cạnh, đứng trước bàn ở giữa phòng, bấm chuông gọi chị hầu phòng, ra cho chị này một lệnh nào đó, hay có khi đuổi chị ta đi mà không nói gì cả, rồi chạy biến về phòng mình. Triệu chứng này không có gì nghiêm trọng, nhưng cũng gợi tính tò mò. Không cần thầy thuốc người ta cũng giải thích được một cách chắc chắn, không cãi được. Chính tôi cũng không nhìn thấy cử chỉ đó có nghĩa gì, không tìm ra cách giải thích. Lần nào hỏi người bệnh: “Tại sao bà làm thế?”, bà ta đều trả lời: “Tôi cũng không biết nữa”. Nhưng một hôm sau, khi thắng được một nỗi thắc mắc trong lương tâm nhờ sự can thiệp của tôi, bà ta đột nhiên hiểu hết và kể cho tôi nghe những sự kiện liên quan đến sự ám ảnh này. Cách đó mười năm, bà ta lấy một người chồng nhiều tuổi hơn và trong đêm tân hôn đã tỏ ra bất lực. Ông chồng chạy từ phòng mình sang phòng vợ nhiều lần để cố giao hợp nhưng không được. Sáng ra ông nói: “Tôi xấu hổ với mụ hầu phòng sắp vào dọn giường”. Nói xong ông ta lấy một lọ mực đỏ đổ ra giường nhưng không đúng chỗ đáng lẽ máu phải chảy ra trên giường. Lúc đầu tôi không hiểu giữa sự việc này và sự ám ảnh có liên quan gì. Việc chạy từ phòng này qua phòng khác, sự xuất hiện của người hầu phòng là những sự kiện duy nhất đúng với sự thực. Bà ta liền dẫn tôi vào phòng thứ hai, đến trước cái bàn và chỉ cho tôi xem

một vết mực đỏ ngay trên thảm. Bà giải thích là bà đứng trước bàn trong một cử chỉ làm cho người hầu phòng không thể nào không thấy vết mực đỏ. Thế là tôi không nghi ngờ gì nữa về liên quan giữa sự việc xảy ra trong đêm tân hôn với sự ám ảnh hiện thời. Nhưng cũng còn nhiều điều giải thích khác.

Người vợ đã tự đồng hoá mình với người chồng, bà chạy từ phòng mình sang phòng khác giống y như ông chồng. Bà ta thay thế cái giường và khăn trải giường bằng cái bàn và tấm thảm dưới bàn. Điều này có vẻ như võ đoán nhưng chúng ta đã không uổng công khi khảo sát về tính cách tượng trưng trong giấc mơ. Trong giấc mơ cái giường thường được tượng trưng bằng cái bàn. Bàn và giường họp lại tượng trưng cho hôn nhân. Vì thế người ta dễ dàng thay cái này bằng cái kia.

Chúng ta đã có bằng cớ rằng những hành vi ám ảnh có nghĩa. Sự ám ảnh này có thể là một hình dung, một sự nhắc lại những cử chỉ của ông chồng. Nhưng chúng ta sẽ không dừng lại ở đó; khảo sát liên quan giữa cảnh tượng đêm tân hôn với sự ám ảnh biết đâu chúng ta lại chẳng thu lượm được những kết quả đối với những sự kiện xa xôi hơn, ước muốn trong hành vi. Điểm chính trong sự việc này là việc gọi người hầu phòng lên, làm cho chị ta chú ý đến vết đỏ trái với người chồng tỏ ra xấu hổ trước mặt người hầu phòng. Đóng vai người chồng, bà ta muốn tỏ rằng người chồng chẳng có gì đáng xấu hổ trước mặt người hầu phòng vì vết đỏ có đấy thôi. Vậy người đàn bà không chỉ diễn lại quang cảnh đó, mà thay đổi làm cho quang cảnh đó thành công. Nhưng làm thế bà ta cũng thay đổi một tai nạn xảy ra trong đêm tân hôn: vì người chồng bất lực nên mới phải dùng mực đỏ. Vậy hành vi ám ảnh có nghĩa là: “Không, không đúng đâu, anh chẳng có gì phải xấu hổ cả, anh có bất lực dâu”. Cũng như trong giấc mơ bà cho là sự ham muốn này được thực hiện trong một cử chỉ hiện thời, chịu theo khuynh hướng đưa ông chồng thoát khỏi sự thất bại trong đêm tân hôn.

Để chứng minh điều vừa được trình bày, tôi có thể nói cho các bạn nghe thêm những điều tôi biết về người đàn bà này: những điều chúng ta biết về bà ta bắt buộc chúng ta hiểu hành động của bà, một hành động tự nó thực khó hiểu. Trong bao nhiêu năm, bà ta sống xa chồng và chống lại ý muốn xin tiêu huỷ hôn thú. Nhưng không thể được: bà ta buộc mình phải trung thành với chồng, sống cô độc để khỏi sa ngã, tìm cách gỡ tội cho chồng và muốn đề cao chồng trong tâm trí mình. Hơn nữa điểm bí mật trong vụ này là bà ta muốn dùng sự ám ảnh đó để che chở cho chồng đối với những bàn tán độc ác, muốn cho rằng việc hai người sống xa nhau là có lý, muốn cho chồng tuy sống xa mình nhưng vẫn sống một cuộc đời dễ chịu. Bằng sự phân tích một cử chỉ bị ám ảnh bề ngoài có vẻ vô nghĩa lý, chúng ta đã đi sâu vào bí mật của một trường hợp bệnh hoạn, đưa ra ánh sáng một phần không nhỏ trong bí mật của một sự ám ảnh. Trường hợp này hiến cho chúng ta những tài liệu khó chờ đợi được trong những trường hợp khác. Chính người bệnh đã tự giải thích trường hợp của mình không cần sự can thiệp của bác sĩ, lời giải thích này phù hợp với một biến cố xảy ra không phải trong thời thơ ấu mà trong thời kỳ người đàn bà trưởng thành, còn nhớ mãi sự việc xảy ra. Trường hợp này đủ đánh tan hết mọi lý luận bài bác. Trường hợp như thế quả là hiếm có.

Trước khi qua trường hợp sau, tôi thấy cần nói thêm vài lời. Các bạn có thấy trường hợp này đưa chúng ta vào sâu trong cuộc đời thầm kín của người bệnh không? Còn gì thầm kín đối với người đàn bà hơn là câu chuyện đêm tân hôn? Có phải là một điều ngẫu nhiên không, một điều không quan trọng không, khi chúng ta đi sâu được vào

trong đời sống tình dục của người bệnh? Có thể là tôi đã may mắn đặc biệt. Nhưng chúng ta không nên kết luận quá hấp tấp. Thí dụ thứ hai khác hẳn thí dụ trước: Đó là những lễ nghi làm trước khi đi ngủ.

(còn nữa)

Phân tâm học nhập môn (phần 40)

Cô gái mới 19 tuổi, xinh đẹp, thông minh, con một, học giỏi. Lúc bé cô tỏ ra kiêu ngạo man rợ, trong những năm gần đây, chẳng có lý do gì rõ ràng, cô tỏ ra cáu kỉnh vô lối. Đối với mẹ, cô tỏ ra giận dữ, lúc nào cũng tỏ ra bất bình, vẻ mặt tăm tối, tâm hồn bất định, luôn luôn nghi ngờ, và rút cục thú nhận là không thể một mình đi ra phố được.

Cô gái mới 19 tuổi, xinh đẹp, thông minh, con một, học giỏi. Lúc bé cô tỏ ra kiêu ngạo man rợ, trong những năm gần đây, chẳng có lý do gì rõ ràng, cô tỏ ra cáu kỉnh vô lối. Đối với mẹ, cô tỏ ra giận dữ, lúc nào cũng tỏ ra bất bình, vẻ mặt tăm tối, tâm hồn bất định, luôn luôn nghi ngờ, và rút cục thú nhận là không thể một mình đi ra phố được. Trạng thái này phức tạp gồm ít nhất hai căn bệnh: sợ không dám ra phố và bị ám ảnh. Điều chúng ta cần để ý trong trường hợp này là những lễ nghi cô ta làm trước khi đi ngủ làm cho cả mẹ cô đau đớn không ít. Người bình thường trước khi đi ngủ cũng hay có thói quen làm một vài điều, một vài lễ nghi gì đó rồi mới đi ngủ và tối nào không làm không sao ngủ được. Nhưng những lễ nghi đó đối với người bình thường có vẻ hợp lý, rủi có khi nào vì cớ này cớ khác phải thay đổi chút ít trong lễ nghi đó, người bình

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHÂN TÂM HỌC (Trang 126 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w