IV. ỨNG DỤNG CỦA CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG:
2. Độc tính của crom và hợp chất của chúng:
A.SƠ LƯỢC VỀ KẼM:
Kẽm là nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IIB, chu kì 4, có số hiệu nguyên tử là 30 trong bảng tuần hoàn. Trong các hợp chất, Zn có số oxi hóa là +2. Đây cũng là số oxi hóa cao nhất của kẽm vì kẽm không thể mất thêm điện tử d sau khi mất 2 điện tử ns2. Ngoài ra, Zn còn có tầng áp chót chứa 18 điện tử. Tầng này tương đối bền. (do sự gia tăng một proton ở nhân làm cho tầng này bị giữ lại chặt).
Kẽm là một trong những nguyên tố đứng cuối cùng trong ba dãy nguyên tố d. Nguyên tử của nó có các obitan d đã điền đủ 10 electron , cấu hình tương đối bền.
Nguyên tố Số hiệu
nguyên tử Cấu hình electron nguyên tử
Năng lượng ion
hóa ( eV ) nguyên tử (Bán kính 0 A ) Thế điện cực chuẩn. ( V ) I1 I2 I3 Kẽm 30 [Ar] 3d104s2 9,39 17,96 39,90 1,39 -0,763
Một số đặc điểm của nguyên tố kẽm.
Năng lượng ion hóa thứ ba rất cao đã làm cho năng lượng sonvat hóa hay năng lượng tạo thành mạng lưới tinh thể không đủ để làm bền được cho trạng thái oxi hóa +3 nên trạng thái oxi hóa cao nhất của kẽm là +2.
Tổng năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của nguyên tử của nguyên tố này lớn hơn nhiều so với nguyên tố nhóm IIA ở trong cùng chu kì. Bởi vậy, so với Ca, Sr và Ba, nguyên tố này kém hoạt động hóa học hơn nhiều.
Nếu ta định nghĩa kim loại chuyển tiếp là nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái trung hòa hoặc ở một trạng thái oxi hóa nào đó có obitan d hay f chưa điền đủ electron như Cu, Ag hay Au thì Zn không phải là kim loại chuyển tiếp. Thật vậy kẽm khác với kim loại chuyển tiếp ở một số tính chất. Ví dụ như nó là kim loại mềm và dễ nóng chảy, về mặt hóa học thì Zn hoạt động mạnh hơn Cu, Ag. Nhưng kẽm giống với kim loại chuyển tiếp ở chỗ có khả năng tạo nên những phức chất, nhất là với amoniac, amin, ion halogenua và ion xianua. Tuy nhiên ngay trong những phức chất với ion CN- , khả năng tạo liên kết π giữa kim loại và phối tử vẫn kém hơn kim loại chuyển tiếp.
Hợp chất của nguyên tố này tương đối độc.