Giai đoạn 2: Xây dựng dự toán từ cơ sở lên huyện, tỉnh có nội dung ch

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ở đảng bộ thành phố ninh bình tỉnh ninh bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 44)

và Phòng tài chính rà soát toàn bộ định mức để lập báo cáo khả thi về kinh phí cho công tác đảng, trong đó có nội dung công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo quy trình ngân sách theo luật, có thể định hướng là :

- Ngân sách Nhà nước cấp theo từng giai đoạn và hàng năm từ 2015-2020 dự kiến từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng (Kinh phí được phân bổ bình quân cho mỗi năm khoảng từ 200 đến 300.000.000 đồng) để chi cho các hoạt động sau:

- Chi cho việc quán triệt, học tập các nghị quyết, quy định, hướng dẫn… hàng năm từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Phục vụ công tác tuyên truyền: 100.000.000 đồng

- Phục vụ cho việc kiện toàn bộ máy, đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên UBKT thành phố : 250.000.000 đồng

- Chi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị, công nghệ thông tin cho Thành ủy và UBKT Thành ủy như: máy tính, máy in, tủ tài liệu, bàn ghế làm việc v.v.. từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng

- Phục vụ đầu tư nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách; biên soạn tài liệu, tiêu chuẩn, quy trình công tác kiểm tra, giám sát và xây dựng các đề án phục vụ cho việc nghiên cứu và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy cơ sở 150.000.000 đồng.

5. Dự kiến hiệu quả của đề án

5.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án

- Đề án đưa ra những kiến giải bước đầu về công tác kiểm tra, giám sát và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ thành phố Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, gắn với vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy và tham mưu đề xuất của UBKT các cấp, cũng như vai trò cần phát huy của các tổ chức và cá nhân hoạt động trong hệ thống chính trị.

- Kết quả nghiên cứu của đề án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân quan tâm tới công tác kiểm tra, giám sát.

5.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án

Đề án này hoàn toàn có tính khả thi cao vì nó hội tụ đủ các yếu tố cần thiết và đó cũng là đòi hỏi cấp thiết, khách quan xuất phát từ thực tế, yêu cầu việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng đối với cấp ủy UBKT Thành ủy. Khi đề án này được thực hiện chắc chắn chất lượng kiểm tra, giám sát của Thành ủy sẽ được nâng lên, góp phần quan trọng để ngành Kiểm tra Đảng

tỉnh Ninh Bình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình hiện nay.

5.3. Khó khăn khi thực hiện đề án

Tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động và khó khăn sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư kinh phí cho việc thực hiện đề án, nhất là việc hỗ trợ cho việc đào tạo cán bộ, tập huấn nghiệp vụ và đầu tư cơ sở vật chất cho công tác kiểm tra, giám sát.

Công tác kiểm tra, giám sát rất quan trọng và cần thiết nhưng phụ thuộc nhiều vào nguồn lực địa phương, nội dung này phải có lộ trình hợp lý mới có thể tháo gỡ được.

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

* Đối với UBKT các cấp trong thành phố:

Chủ động tham mưu cho các cấp uỷ vừa phải nắm chắc và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, có chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với từng nghị quyết, từng địa bàn, nhất là những nơi, những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, vừa phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng, bảo đảm mọi nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được kiểm tra, giám sát; các tổ chức đảng đều tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, nghiên cứu, đề xuất các nội dung công tác, tranh thủ khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho công tác kiểm tra, giám sát của đảng.

Trong quá trình tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, cấp uỷ và UBKT các cấp của Đảng bộ thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức phương pháp kiểm tra, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc, quy trình của công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời phải thực hiện tốt phương châm: “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả” trong công tác kiểm tra. Bên cạnh đó, cấp uỷ các cấp phải giáo dục cho cán bộ, đảng viên tự kiểm tra, điều chỉnh hành vi và thu hút quần chúng tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên.

+ Đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiệp vụ, coi trọng chất lượng cán bộ kiểm tra, tăng cường hỗ trợ chuyên môn và cơ chế hoạt động cho công tác kiểm tra, giám sát.

+Tăng cường tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu ban hành các tài liệu chuyên môn phù hợp, có tính ổn định cao, thường xuyên bồi dưỡng công tác kiểm tra, giám sát cho cấp ủy và UBKT các cấp, từng bước nghiên cứu tiến tới giải quyết hỗ trợ thu nhập cho cán bộ kiểm tra, giám sát ở chi bộ khu dân cư.

Tóm lại, xuất phát từ yêu cầu nhận thức sâu sắc về công tác kiểm tra Đảng

nói chung và qua sự nhìn nhận thực trạng, phân tích cả những mặt mạnh và những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình, đề án đã trình bày cụ thể nội dung, yêu cầu và những giải pháp đồng bộ chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do thời gian gấp, bản thân tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng Đề án, kính mong các thầy, cô giáo, các nhà khoa học quan tâm giúp đỡ để Đề án có tính khả thi cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quy định số 45 - QĐ/TW, ngày

01/11/2011 về thi hành Điều lệ Đảng, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quyết định số 46 - QĐ/TW, ngày

01/11/2011 về ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Quyết định số 68 - QĐ/TW về ban hành

quy chế giám sát trong Đảng, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghi quyết Hội nghị lần thứ năm khóa X

về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị

Trung ương 5, khóa X (Dành cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, tr.260.

15. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2008), Hướng dẫn số 11 - HD/KTTW, ngày

24/3/2008 về thực hiện quy định số 94 - QĐ/TW, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Hà Nội.

16. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2008), Hướng dẫn số 15 - HD/KTTW, ngày

14/7/2008 về thực hiện quy định số 158 - QĐ/TW, ngày 12/5/2008 của Bộ Chính trị về ba hành quy chế chất vấn trong Đảng, Hà Nội.

17. Báo cáo tổng kết công tác, kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Đảng bộ thành phố Ninh Bình (nhiệm kỳ 2010 – 2015)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ở đảng bộ thành phố ninh bình tỉnh ninh bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 44)

w