Thế giới cổ tích và huyền thoại qua một vài tác phẩm

Một phần của tài liệu đoàn giỏi – những đặc trưng phong cách (Trang 39 - 46)

Trong văn học hiện đại Việt Nam, cùng với một số ít tác giảnhư Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Đoàn Giỏi là những

người đã có công trong việc đem truyện cổ tích và huyền thoại vào các tác phẩm. Tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cuộc đời văn nghiệp của nhà

văn (với ba truyện kể: Cái chết của con rùa và người thợ săn kiêu mạn, Sự

tích núi Trái Vải và Thiện Dần đánh cọp) nhưng chính mảng sáng tác này đã

tạo nên dấu ấn cá nhân Đoàn Giỏi trong dòng chảy của văn học đương thời.

Với văn học thành văn, sự ảnh hưởng và vay mượn các yếu tố của văn học

truyền miệng được xem là một hiện tượng phổ biến, và là một tất yếu. Chúng

“hiện hữu với vai trò to lớn và là chất liệu, là phương tiện tạo nguồn cho các

sáng tác” [29; 43]. Thực tiễn đời sống văn chương thế giới qua các tên tuổi

như Charles Perrault (1628-1703) của Pháp, A.X.Puskin (1799-1827) của

Nga hay Andersen (1805-1875) của Đan Mạch,… đã minh chứng được điều

đó. Ở Việt Nam, trong Bàn về truyện cổ tích của các nhà văn, Võ Quang Trọng cho rằng: giới nghiên cứu ngữ vănvà các nhà folklore cũng đã có nhiều

cách gọi khác nhau về thể loại truyện này như truyện cổ tích mới, truyện cổ

tích văn học, truyện cổ tích thành văn, truyện cổ tích của nhà văn,…

Qua hai tác phẩm Cái chết của con rùa và người thợ săn kiêu mạn, Sự tích

nguồn truyện và quan niệm dân gian, bằng sự sáng tạo, Đoàn Giỏi đã khéo

léo viết nên những truyền thuyết, cổ tích đầy lôi cuốn và giàu ý nghĩa. Như

M.Gorky khi nhận định về Puskin có nói “Ông đã điểm tô cả dân ca và truyện

cổ tích bằng tài năng sáng ngời của mình, nhưng ông không làm biến đổi ý

nghĩa và sức mạnh vĩnh hằng của nó” [29; 43].

Thế giới cổ tích trong Cái chết của con rùa và người thợ săn kiêu mạn mở ra

qua cách dẫn truyện quen thuộc của dân gian “Ngày xửa, ngày xưa, đã lâu

lắm rồi… Ở ven rừng nọ có một cái hồ lớn, trong hồ có một con rùa to sống lâu năm, mình mẩy đóng đầy rêu. Và ở cách xa khu rừng vài dặm, có túp lều

của một người thợ săn già” [49; 279]. Từ thế giới thực tại, nhà văn đưa độc

giả trở về với thế giới xa xưa, vào một thời điểm nào đó không rõ và tại một không gian nào đó chưa xác định được.

Những diễn tiến của câu chuyện bắt đầu khi chú nai bị sập bẫy của người thợ săn và nhờ rùa cứu giúp. Nhìn những sợi dây da đang quấn chặt vào chân bạn, rùa chỉ biết lắc đầu và thở dài. Tuy nhiên trước sự buồn rầu, thất vọng đến đáng thương của nai, rùa động lòng. Không có dao, không có răng song

rùa vẫn quyết nghiến mớ dây bề bộn đó. Đến đây, ta như được gặp lại chú rùa

kiên trì, chịu khó trong cuộc chạy đua với thỏ trong câu chuyện Thỏ và Rùa.

Sự kiên nhẫn của rùa qua một đêm cũng như muối bỏ bể khi bây giờ “trời đã

đâm ngang mây”. Thế là một nhân vật thứ ba nữa xuất hiện: chim gõ mõ.

Chúng những kẻ yếu hợp sức nhau lại để chống lại kẻ mạnh là con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với biện pháp nhân hóa, thế giới loài vật của truyện hiện ra qua những thuộc

tính rất con người. Chúng cũng có nghĩa có tình, cũng biết bảo vệ lẫn nhau

săn tàn ác. Bạn chim gõ mõ ơi, bạn có cách gì cứu anh nai hiền lành khốn

khổ này không?” [49; 281].

Trong văn học dân gian, truyện cổ tích loài vật thường ít sự kiện dù mang

tính hành động kịch cao. Tuy nhiên ở Cái chết của con rùa và người thợ săn

kiêu mạn, Đoàn Giỏi đã để cho các nhân vật trải qua khá nhiều biến cố, đặc

biệt với hai nhân vật chính là người thợ săn và con rùa. Vì cứu bạn và vì chậm chạp, rùa bị người thợ săn bắt làm vật thay thế cho “miếng mồi” vừa

mất. Không đành nhìn bạn vì mình mà bỏ mạng, lợi dụng lòng tham của ông,

nai nhanh trí lừa ông lạc vào rừng sâu để quay ra cứu bạn.

Câu chuyện sẽ dừng lại ở đó nếu như rùa không cố chấp ở lại vùng hồ cạn

khô “Chỗ này ta sinh ra, chỗ này ta lớn lên, bờ lau, hốc đá, kho lạch… tất cả

đều là của ta. Ta đâu há dễ bỏ giang sơn này lại cho ai?” [49; 284] và người

thợ săn không vì mối thù ngày xưa mà ở lại khu rừng để một ngày nọ họ vô

tình chạm trán với nhau “lưỡi cuốc lớn bập phải lưng con rùa và hất nó lên

như một cục đất to”. Nhưng người thợ săn thôi không bắt nó nữa. Cuộc gặp

gỡ lần hai vì vậy không có sự hồi hộp của những trò trốn – tìm, thay vào đó

là những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống mà cả hai nhân vật cùng thú

nhận: “Tại đây ta sinh ra. Trong bùn này ta sống. Bùn ấy hủy diệt ta”, “Tất cả đều trở thành hư không! Biết thế sao trong thời gian ta sống, ta chỉ gây đau

khổ cho khắp quanh ta và cho ngay chính bản thân ta, mà quên mất điều tối thượng của lẽ sống cao đẹp là đem lại niềm vui, hạnh phúc cho tất thảy muôn

Gạn lọc những chất liệu của những truyện kể dân gian, Đoàn Giỏi đã điều chế

các hình ảnh, các tình tiết, chi tiết một cách tài tình theo nhãn quan của một

nhà văn hiện đại và nhất là với tâm thức của một người hiện đại. Bởi vậy,

truyện ông ngoài lớp nghĩa truyền thống, còn tạo nên những ý nghĩa riêng,

độc đáo. Đó là sự phê phán thói tự kỷ (khép kín, bằng lòng với thực tại, ngại thay đổi, kiểu “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”), tự kiêu

và nhất là sự xâm phạm đến cuộc sống muôn loài (“Vì sao ông đến đây? Rình

rập hai chúng tôi! Để mỗi mình ông sống?” [49; 285]) bên cạnh sự ca ngợi cái tâm hướng thiện của con người. Truyện vì thế còn được xếp vào thể loại

truyện ngụ ngôn.

Một trong những đặc trưng của truyện cổ tích loài vật là sự giải thích

về thế giới. Qua Cái chết của con rùa và người thợ săn kiêu mạn, Đoàn Giỏi đã mở ra một chiều kích nữa trong tổng thể quan niệm dân gian giữa sự vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và hiện tượng : “Trời sai Bụt xuống cho con rùa biến thành hòn đá, người thợ

săn biến thành cây tùng, để khách lữ hành đường xa dặm thẳm mệt mỏi, có nơi ngồi, có bóng mát nghỉ chân, cho cả hai được thỏa nguyện lưu lại sự tốt

lành trên cõi thế…” [49; 286].

Chẳng những vận dụng kho tàng văn học dân gian trong nước, Đoàn

Giỏi còn mượn chuyện từ nước bạn Campuchia qua Sự tích núi Trái Vải.

Khác với Cái chết của con rùa và người thợ săn kiêu mạn, Sự tích núi Trái

Vảiđược tác giả gia công thêm từ một cốt truyện sẵn có trong kho tàng truyện kể dân gian Campuchia (xem thêm Phụ lục). Trong truyền thuyết về

núi Trái Vải của nhân dân xứ Cao Miên, ngoài tính xác định về không gian

buôn bán trên vùng đất của Chân Lạp – khoảng từ thế kỷ XIII trở đi) thì các

nhân vật trong câu chuyện đều không tên. Ngược lại, trong truyện kể của

Đoàn Giỏi, tất cả các yếu tố đều mang tính lịch sử, nhân vật theo đó cũng gắn

liền với những tên tuổi nhất định, cụ thể là lão Sê-u-Ta Seng (Tchéou Ta

Seng) gọi theo ta là Châu Đạt Thành, (theo tác giả) vốn là em ruột của Sê-u

Ta Kouan [49; 297] – Châu Đạt Quan.

Như một hình nhân quái dị, chân dung lão Châu Đạt Thành được Đoàn Giỏi

khắc họa thật sinh động “Lão chủ thuyền buôn vải nhãn này vốn là một tay

phù thủy, một dị nhân pháp thuật cao cường, người thấp lùn ti hí mắt lươn,

thường mặc quần áođen, đi giày đen, đội mũ đen, mồm ngậm chiếc ống điếu trúc dài đen nhánh. Tên lão là Sê-u-Ta Seng” [49; 297]. Màu đen là màu của

bóng tối, đồng nghĩa với sự bủa vây của cái ác. Lão xuất hiện đúng với bản

chất của một phù thủy mà ta thường bắt gặp trong các truyện dân gian khác,

mụ phù thủy trong Nàng Bạch Tuyết và bảy chú Lùn là ví dụ. Bằng việc vận

dụng tư duy dân gian trong miêu tả nhân vật, thế giới người trong truyện dưới

ngòi bút nhà văn vì vậy hiện ra trong sự phân cực thiện – ác rất rõ ràng. Câu

chuyện do đó gần gũi hơn với tâm thức tiếp nhận của nhân dân. Đơn giản, trong sáng nhưng cũng không kém phần trau chuốt, tỉ mẩn, văn phong tác giả

qua các sáng tác này thực sự đã thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn đầy

thú vị giữa văn học dân gian và văn học viết.

Ngoài ra, sự hấp dẫn đặc biệt của Sự tích núi Trái Vải còn được Đoàn Giỏi

thể hiện qua thủ pháp xây dựng không gian huyền thoại “Những cánh chim

xa đã bay về núi. Tất cả đã lên thuyền. Mặt trời đã tắt. Lão phù thủy bước lên

bắc, mặt ngửa lên cười ha hả. Tiếng gió gào bỗng nổi lên ghê rợn. Thuyền từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ nhấc bổng lên không, lắc lư tròng trành giữa khoảng không, rồi vùn vụt lướt như bay trên đầu ngọn núi. Trên nền trời đen lấp lánh muôn ngàn vì sao

xanh biếc, chiếc thuyền của lão phù thủy Sê-u-Ta Seng như một kình ngư

quái dị, lặng lẽ giương vây quạt đuôi lao về hướng biển Đông” [49; 299].

Vừa ghê rợn vừa lung linh, không gian đó như cuốn lấy chúng ta trong sự say

mê, thích thú. Trong truyện ngắn Rừng đêm xào xạc, không gian huyền thoại

cũng được tìm thấy qua câu chuyện của Út Thảo về doi Ông Trừng và bầy

rái cá.

Với tính chất là truyện kể về nhân vật lịch sử nhưng trong Thiện Dần

đánh cọp, ta vẫn thấy sự đan xen của những yếu tố ly kỳ “Một đêm, trời nổi mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đùng. Gần ngớt cơn mưa, bỗng nghe có tiếng

rên ngoài gốc cây gừa (cây si) chỗ ngôi miếu hoang cạnh bờ sông” [49; 289].

Tuy truyện được lấy bối cảnh những năm cuối XIX, đầu XX nhưng phảng

phất đâu đó trong câu văn màu sắc xa xưa của những tháng ngày nguyên thủy, như “… có cái vẻ phiêu diêu như câu chuyện hoang đường. Hoang đường ở trong cõi thực, trong cõi thực mà có hoang đường. Thuộc về trung

cổ, lúc non nứơc đã văn minh, mà tưởng tượng như về thượng cổ” (Nguyễn Huy Tưởng) [29; 49].

Đặt trong sự so sánh với thế giới cổ tích và huyền thoại trong các tác

phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, thế giới cổ tích và huyền thoại của Đoàn Giỏi

vừa có những nét chung vừa tồn tại những mặt rất riêng. Ở Tưởng, tư tưởng

chủ đạo của mỗi truyện viết mới chủ yếu hướng “đến với những khái niệm cơ

dân tộc và lòng tự hào về những trang sử vẻ vang của nước nhà (tập trung ở đối tượng sáng tác là thiếu nhi) với Lá cờ thêu sáu chữ vàng, An Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung, Hai bàn tay chiến sĩ, Điện

Biên Phủ của chúng em,... Ngoài ra những ước mơ ngọt lành, những khát

vọng trong trẻo về cuộc sống cũng được ông chuyển tải qua những câu

chuyện cổ tích xưa như Tìm mẹ, Thằng Quấy, Con cóc là cậu ông giời.

Với Đoàn Giỏi, truyện của ông ngoài những hấp lực trên con chữ còn

thể hiện được những triết lý sâu sắc về cuộc đời (“Trồng dưa được dưa,

trồng mận được mận. Kẻ nào gieo gió thì phải gặt bão. Đó là chuyện tất nhiên

ở đời” [49; 301]), hay sự đồng cảm với bi kịch của người trí thức quê hương

trong xã hội Nam bộ nhiễu nhương xưa (cả với người anh hùng không đất

dụng võ – Thiện Dần): “Đây là bộ y phục thầy sắm ngày trước để về kinh ứng thí. Nhưng triều đình nhu nhược, cắt Nam kỳ nhượng cho Pháp, ngày

càng lủi trước giặc, thầy xếp cất tận đáy rương, thi cử nữa làm gì? Ngoài

Trung Bắc hào kiệt khắp nơi nổi dậy… Thầy trao cho con hôm nay… hãy tỏ

rõ là một học trò xứng đáng của thầy!” [49; 289]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một người bạn trong cuộc sống, đồng thời là bậc đàn anh luôn sát

cánh trong hoạt động văn nghệ, do vậy về khía cạnh nào đó văn Đoàn Giỏi

chịu sự ảnh hưởng của văn Nguyễn Huy Tưởng. Vấn đề được phân tích trên

đây là ví dụ. Biết học hỏi và biết làm mới mình bằng sự sáng tạo, văn xuôi nhà văn Nam bộ này bởi vậy luôn tạo được những ấn tượng riêng, độc đáo.

Một phần của tài liệu đoàn giỏi – những đặc trưng phong cách (Trang 39 - 46)