Hình ảnh con dao vàng ọn tầm vông trong tâm thức người Nam bộ

Một phần của tài liệu đoàn giỏi – những đặc trưng phong cách (Trang 30 - 33)

Tổng thể của cư dân Nam bộ là sự hợp thành của nhiều thành phần dân

tộc khác nhau như Việt, Chăm, Khmer, Hoa cùng một số dân tộc bản địa.

Trước vùng đất mới còn hoang hóa mà tất cả đều là “khách”, họ chung lưng đấu cật, giúp nhau khai khẩn đất đai thay vì giành giật và chiếm đoạt. Theo đó, nếu lịch sử hình thành của vùng đất phương Bắc gắn liền với nỏ thần Kim

Quy, với thanh gươm Lê Lợi:

Ai về Bắc ta đi với,

Thăm lại non sông giống Lạc Rồng.

Từ thuở mang gươm đi mở cõi, Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

(Nhớ Bắc – Huỳnh Văn Nghệ)

thì lịch sử hình thành vùng đất phương Nam, những vũ khí ấy được thay thế

bằng con dao (rựa). Công cụ lao động đó tuy đơn sơ nhưng với cư dân Nam

bộ thuở trước, phương tiện này tỏ ra hữu hiệu.

Vai trò tiên chinh, đồng thời quan trọng nhất của con dao rựa chính là ở

công dụng chặt cây, dẫy bụi (bụi rậm). Có con dao trên tay, kết hợp với sức

lao động của mình, con người coi như đã sở hữu một sức mạnh vạn năng

[49; 625]. Nhờ đó, họ chinh phục được thiên nhiên hoang sơ “Vợ chồng chú Bảy Phát ra sức khai phá. Canh năm gà gáy, chú đã dắt con chó một mình

xách rựa ra ruộng sậy. Đấu thì đi cắm cá hửng trời về nấu cơm hai mẹ con

con lội ra tiếp làm đến xế” (Cá bống mú) [49; 389] và giành chiến thắng

trước những thế lực hung bạo “cọp beo lền khền trong rừng, cá mập, cá sấu đầy dẫy dưới sông” [49; 625]. Con dao vì vậy trở thành hình ảnh tượng trưng

cho sức mạnh của người dân Nam bộ trong những nỗ lực sinh tồn với vùng

đất còn khắc nghiệt này. Do đó nó trở thành vật bất ly thân “Con dao này lúc

nào cũng dính trong tay tôi. Lưu lạc khắp xứ, trong những cơn thập tử nhất

sinh, nó đã cứu tôi bao nhiêu lần thoát chết. Gia đình, vợ con còn có khi vì

sinh kế, tôi phải tạm rời xa vài ba tháng, một đôi năm, chứ con dao này chưa

hề xa tôi một chút nào” [49; 255].

Khi trao con dao của mình lại cho An, trong ngày An được gia nhập đội quân

kháng chiến, trước sự chứng kiến của đồng chí ủy viên quân sự, thầy giáo

Bảy cùng các đại biểu dân quân và đám đồng bào dự lễ, ông Hai đã phát biểu run run đầy xúc động như vậy. Bởi với ông, con dao là chứng nhân cho “tất

cả dĩ vãng của một cuộc đời phiêu bạt”. Qua lưỡi thép sáng chói của con dao,

những đắng cay, vất vả trong sự vật lộn luôn luôn với cái chết để tìm lấy

miếng sống như hiện về nguyên vẹn. Giờ chúng ta mới thấu hết sự vui mừng

của ông khi An đem trả lại cái túi da beo mà ông vô tình đánh rơi và ngỡ tưởng đã mất ở phần đầu của truyện “Ông cụ già ngước nhìn lên, sửng sốt.

Hai mắt ông dán chặt vào chiếc túi vằn hoa trên tay tôi” [49; 98, 99].

Bắt đầu bằng một không khí khá trang nghiêm và kết thúc trong những tiếng

hành động của ông Hai thêm thiêng liêng và ý nghĩa. Trao kỷ vật của đời

mình cho An, ông Hai gửi gắm ở con niềm tin, hy vọng “Con tôi được các

đồng chí dẫn dắt đứng vào hàng ngũ, đó là điều hết sức vinh dự cho gia đình

tôi. Vợ chồng tôi già rồi không theo kịp anh em bộ đội, anh em du kích để

cầm súng giết giặc” [49; 255] và cả sức mạnh mà lần đầu cầm chặt cán dao

trong tay, An cảm nhận được “tôi bỗng thấy người mình như cao lớn hẳn lên,

dường như sức khỏe tăng lên vạn bội, tôi nghe mạch máu chảy râm ran trong

những đầu ngón tay” [49; 51].

“Trong chỉnh thể “nhà văn” (các sáng tác của nhà văn)” (Trần Đình Sử), sự

lặp đi lặp lại một cách thống nhất cách cảm nhận độc đáo về thế giới với “hệ

thống bút pháp nghệ thuật phù hợp” tạo nên nét riêng của phong cách. Đoàn Giỏi qua biểu tượng con dao (rựa) đã làm được điều ấy.

Trong các sáng tác của tác giả, bên cạnh hình ảnh con dao, ngọn tầm

vông cũng là một trong những vũ khí lợi hại của nhân dân Nam bộ trong đấu

tranh “Ngày 23 tháng 9 năm 1945 đúng 5 giờ kém mười lăm phút, tiếng súng

kháng chiến bắt đầu nổ ở Sài Gòn. Tầm vông, súng lửa, dao găm, cung tên

giáo mác tất cả xông ra đương đầu cùng xe tăng, đại bác. Những người nông

dân khởi nghĩa làng tôi năm 1940 bị bắt đày đi Côn Đảo đã trở về, xông lên

hàng đầu chiến trận. Trong khói đạn mịt mù, đứa con miền Nam của Tổ quốc

Việt Nam lăm lăm khúc gậy tầm vông, lưng mang nóp, chống giữ ruộng vườn từ thước đất” [49; 208]. Cùng với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của

Nguyễn Đình Chiểu, Chiếc sào phơi [1](Lê Giang), ngọn tầm vông trở thành

đánh xe ngựa ở sát cạnh nhà tôi lúc nào cũng sẵn sàng một ngọn tầm vông,

chỉ chờ dịp xông ra đâm chết lũ giặc” [49; 76].

Hình ảnh ngọn tầm vông trong văn xuôi Đoàn Giỏi có hai nghĩa: một là vũ

khí, hai là ngọn của cây tầm vông. Do vậy, nó có sự mở rộng ở trường ngữ

nghĩa phản ánh. Cây tầm vông cao vút, thẳng đứng, ngọn tầm vông luôn vươn lên mạnh mẽ thể hiện sức sống bền bỉ, cứng rắn của người phương Nam

dù đối mặt với hoàn cảnh khó khăn nào. “Bờ tầm vông, qua mấy mùa mưa

nắng, đã lên xanh dày ngăn ngắt. Gió đùa lạo xạo tren ngọn nghe như những

tiếng thì thầm, chờ đợi việc gì” [49; 208]. Tầm vông của Đoàn Giỏi trong

Ngọn tầm vông cũng mang ý nghĩa giống như cây tre trong Tre của Nguyễn

Duy vậy.

Một phần của tài liệu đoàn giỏi – những đặc trưng phong cách (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)