CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CỤ THỂ 3.1 Tình huống

Một phần của tài liệu bài thảo luận an ninh khách sạn (Trang 33 - 38)

3.1. Tình huống 1

3.1.1. Phân tích tình hình an toàn tại các điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội

Thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng du lịch Việt Nam vẫn có bước phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sau hơn 25 năm mở cửa, đổi mới và hội nhập, tính từ năm 1995 đến 2012: Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đều tăng hơn 5 lần, tổng thu từ khách du lịch tăng gần 20 lần, đạt 160 nghìn tỉ đồng, đóng góp của ngành du lịch vào GDP cả nước tăng từ 3% lên khoảng 6,0%. Để có được những điều trên không thể không nhắc đến Du lịch thủ đô- Hà Nội thành phố vì hòa bình. UBND thành phố Hà Nội đã quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các đề án, dự án du lịch, với định hướng phát triển bền vững, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, thành phố coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí…

Ngành du lịch Hà Nội đang quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao với tinh thần “Tất cả vì du khách", tạo chuyển biến đột phá trong phát triển du lịch, xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến “An toàn – thân thiện – chất lượng – hấp dẫn”.

Du khách đến thăm thủ đô có thể an tâm với chất lượng dịch vụ tại đây, tại các điểm tham quan luôn có các nhân viên an ninh, bảo vệ, gác cửa trông giữ sẵn sàng hành động khi có các tình huống mất an toàn xảy ra; một số nơi như Đền Ngọc Sơn, Bảo

tàng Hà Nội, Lăng Bác,… còn tổ chức thu vé vào cửa, kiểm tra giấy tờ tùy thân nhằm kiểm soát lượng khách ra vào, đảm bảo an toàn cho khách du lịch và điểm du lịch.

Tuy nhiên, nổi cộm lên những năm gần đây một vài bất cập về vệ sinh môi trường hoặc tình trạng cướp giật, chèo kéo, đeo bám, ép giá, xích lô dù, taxi dù… ít nhiều vẫn làm ảnh hưởng tới ấn tượng của du khách đối với Thủ đô Hà Nội. Điển hình như hình ảnh Hàng rong đeo bám khách du lịch: tình trạng người bán hàng rong chèo kéo khách du lịch tại các di tích lịch sử, văn hóa lớn ở Thủ đô như khu phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám... khiến nhiều du khách bức xúc.

Với đôi quang gánh bày vài quả chuối, túi dứa, mỗi khi thấy khách du lịch, nhất là khách nước ngoài, những người bán hàng rong nhanh chóng tiếp cận, thản nhiên đặt quang gánh lên vai khách, đội nón lên đầu họ, bất kể họ có đồng ý hay không. an đầu, khách du lịch nhầm tưởng những người bán hàng này có hành vi thân thiện, muốn giúp họ lưu giữ những hình ảnh độc đáo của Việt Nam. Nhưng sau khi bị "ép" đội nón lá, gánh quang gánh thì họ bị người bán hàng đòi tiền hoặc ép mua những túi hoa quả với giá cắt cổ.

Nếu khách du lịch không chịu trả tiền sẽ bị cả đội quân bán hàng rong bám riết, đòi tiền, hoặc có lời nói, cử chỉ khiếm nhã.

Không chỉ khách du lịch nước ngoài mà ngay cả khách du lịch từ các tỉnh, thành phố khác khi đến Hà Nội cũng rất bức xúc trước nạn hàng rong "chèo kéo", nâng giá khi mua bán, nói nặng lời khi xem hàng không mua...

Nhiều người phản ánh, ngoài việc ép khách mua hàng giá cao, những người bán hàng rong còn có biểu hiện lừa đảo, giật đồ hoặc lấy trộm tiền, đồ đạc của khách du lịch.

Hay như taxi dù hét giá cao, xích lô, đánh giày…ép khách sử dụng dịch vụ với giá cắt cổ dù họ có đồng ý hay không. Những hình ảnh trên đã làm xấu đi bộ mặt du lịch Thủ đô, khiến cho du khách không còn muốn quay trở lại địa điểm du lịch. Do vậy, để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Thủ đô, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần tập trung thực hiện tốt công tác cải thiện môi trường du lịch, xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Hà Nội.

3.1.2. Ví dụ về 1 tình huống mất an toàn đã xảy ra tại 1 điểm du lịch ( nguyên nhân và cách khắc phục)

Vụ việc nam thanh niên cướp giật ví của nữ du khách ngoại quốc trên phố Hàng Thiếc

Khoảng 18h ngày 18-11-2016, tổ công tác Đội CSGT số 1, Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Khi tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe để xử lý vi phạm, nam thanh niên không chấp hành mà quay đầu xe bỏ chạy. Ngay lập tức, tổ công tác triển khai đội hình đuổi theo, chặn giữ.

Quá trình kiểm tra hành chính, nam thanh niên không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến chiếc xe máy Attila, BKS 29S6-0251 đang đi. Trong chiếc ví da màu tím của nam thanh

niên cầm theo có 1 triệu đồng, visa, ảnh và nhiều giấy tờ của một người nước ngoài.

Đội CSGT số 1 trao tài sản vụ cướp giật cho nữ du khách nước ngoài

Theo lời khai ban đầu của nam thanh niên, anh ta tên Nguyễn Quốc Quân (28 tuổi), trú tại phường An Dương, Tây Hồ.

Qua xác minh nhanh, tổ công tác nhận được nguồn tin có một vụ cướp giật vừa xảy ra trên phố Hàng Thiếc (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nạn nhân là người nước ngoài, người này đã đến Công an phường Hàng Gai trình báo.

Ngay sau đó, tổ công tác đã đưa nam thanh niên cùng chiếc ví có liên quan về Công an phường Hàng Gai. Qua đối chiếu, thông tin về những giấy tờ và tài sản trong chiếc ví trùng với khai báo của vị khách nước ngoài.

Đối tượng tại cơ quan điều tra

Tại đây, tổ công tác Đội CSGT số 1 đã bàn giao lại tài sản cho nạn nhân.

Nguyên nhân

• Nam thanh niên lợi dụng sơ hở của du khách là người nước ngoài, không am hiểu hết ngôn ngữ cũng như đường đi, phong tục tập quán của địa phương

• Tổ công tác trật tự phường Hàng Thiếc nói riêng và Công an quận Hoàn Kiếm nói chung chưa kiểm soát được tình hình cũng như đối tượng khả nghi, gây mất an toàn cho du khách

Cách khắc phục

Như bản tin đã nêu ở trên ta có thể thấy, tổ công tác đã nắm bắt tình hình nhanh chóng, kịp thời vây bắt đối tượng, trả lại tài sản cho người mất.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bài thảo luận an ninh khách sạn (Trang 33 - 38)