Sau khi đã kiểm tra các chỉ tiêu sinh hóa và kết quả kiểm tra bằng kít API 20 Strep xác định vi khuẩn phân lập từ cá chẽm là vi khuẩn S. agalactiae và S.
iniae. Tiến hành kiểm tra kháng sinh đồ trên môi trường MHA + 1,5 % NaCl
bằng phương pháp tráng dung dịch vi khuẩn và so sánh độ đục của dung dịch vi khuẩn với ống McFarland số 3. Kết quả đo đường kính vòng vô trùng được trình bày ở Hình 4.8 và Bảng B, Phụ lục III.
Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ cho thấy 87,5 % (14/16) chủng vi khuẩn kiểm tra điều kháng với Gentamycin, Neomycin và 100 % chủng vi khuẩn nhạy với cefazolin, ciprofloxacin, doxycyclin, enrofloxacine, florfenicol, norfloxacin, tetracyclin, trimethoprim/sulfamethoxazole. Đặc biệt có 2 chủng là (1 Não 4 và 2 Não 4) nhạy trung bình với Ampicilin, Amoxcillin và nhạy với tất cả các loại kháng sinh còn lại. Kháng sinh nhạy có đường kính vòng tròn vô trùng cao nhất là Ampicilin, Amoxcillin, Cefazolin..
\
Hình 4.8 Đĩa kháng sinh đồ
Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ vi khuẩn S. iniae gây bệnh trên cá heo nước ngọt ở Amazon (Inia geoffrensis) cho thấy vi khuẩn S. iniae nhạy với
Ampicillin, Bacitracin, Carbenicillin, Cephalothin, Cephaloridine, Cloxacillin, Erythromycin, Gentamicin, Lincomycin, Methcillin, Nafcillin, Nitrofurantoin, Oleandomycin, Penicillin, Oxytetracycline. Vi khuẩn nhạy trung bình với Chloramphenicol nhưng kháng với Gantrisin, Kanamycin, Nalidixic acid, Neomycin, Polymixin B, Streptomycin, Sulfadimethoxine, Sulfisomidine (Gerald và Madin, 1976).
Nghiên cứu của Surenda (2002) cho thấy khi lập kháng sinh đồ kiểm tra vi khuẩn Streptococcus sp. Trên 20 loại kháng sinh thì kết quả thu được vi
khuẩn nhạy với Amoxycillin, Ampicillin, Carbenicillin, Cefotaxim, Cefoxitin, Cephalotin, Chloramphenicol, Clindamycin, Cloxacillin, Cotrimoxazole, Doxycycline,Erythromycin,Gentamicin,Neomycin,Oxacillin, Oxytetracycline, Penicillin G và kháng với Sulphamethoxazole, Sulphonamides, Trimethoprim.
Park et al. (2008) xác định khả năng nhạy và kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn phân lập từ các loài cá nuôi ở đảo Jeju Hàn Quốc theo kết quả cho thấy vi khuẩn Streptococcus iniae nhạy với cefotaxime, erythromycin, ofloxacin,
penicillin, tetracycline và vancomycin.
Tukmechi et al. (2009) nghiên cứu vi khuẩn Streptococsis trên cá tai
tượng da beo (Astronotus Ocellatus) đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh S. iniae và kiểm tra kháng sinh đồ với 10 loại kháng sinh là : ampicillin,
cefazoline, enrofloxacin, lincospectin, nalidixic acid, tetracycline, erythromycin, gentamycin, streptomycinvà colistin. Kết quả kiểm tra cho thấy vi khuẩn nhạy với ampicillin, enrofloxacin và kháng với cefazoline, erythromycin, gentamycin, streptomycinvà colistin, lincospectin.
Kết quả nghiên cứu của Suanyuk et al. (2010) cho biết S. iniae nhạy cảm với 10 loại thuốc kháng sinh, bao gồm ampicillin, chloramphenicol, erythromycin, gentamicin, nitrofurantoin, norfloxacine, oxytetracycline, penicillin G, sulphamethoxazol / trimethoprim và trimethoprim. Kháng với nalidixic acid và acid oxolinic.
Qua những kết quả nghiên cứu của một số tác giả nêu trên so với kết quả của đề tài cho thấy nhóm kháng sinh tetracyclines bao gồm tetracycline, doxycycline, gentamycin, neomycin…có phổ hoạt động rất rộng có thể ức chế vi khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Trong kết quả này, 100% vi khuẩn nhạy với tetracycline, doxycycline, trong khi 87,5 % vi khuẩn kháng với gentamycin và neomycin..
Nhóm kháng sinh floquinolons bao gồm: ciprofloxacin, enrofloxacin, norfloxacin… là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, có tác dụng ức chế tổng hợp ADN. Trong nghiên cứu cho thấy hầu hết các chủng vi khuẩn đều nhạy với nhóm quinolons. Thể hiện mức nhạy cao nhất đối với enrofloxacin với đường kính vô trùng trung bình là 26,4 mm cao hơn so với ciprofloxacin, norfloxacin.. Ở nước ta, đa số kháng sinh trong nhóm này đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh này trong việc điều trị bệnh do vi khuẩn S. iniae gây ra.
Nhóm beta-lactamin bao gồm các kháng sinh amoxicillin, ampicillin, cefazoline, cefalexine… là loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu có tác dụng trên vi khuẩn gram dương và một số vi khuẩn gram âm. Do màng tế bào vi khuẩn gram âm có tỉ lệ lipit cao nên nó kỵ nước, còn nhóm beta- lactamin phải khuếch tán qua các ống dẫn protein nằm trên bề mặt màng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tính chất của thuốc thuộc nhóm beta-lactamin là dễ bị hòa tan trong nước và thủy phân ở nhiệt độ cao nên để đạt hiệu quả khi sử dụng nhóm thuốc này cần phải khắc phục những nhược điểm như trên.
Nhóm phenicol bao gồm chloramphenicol, flophenicol...là những kháng sinh kìm khuẩn và có hiệu lực diệt khuẩn trên một vài loài, có cơ chế tác động là ức chế sự tổng hợp protein. Ở Việt Nam, thuốc kháng sinh chloramphenicol hiện đang bị nghiêm cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản do thuốc này có độc tính rất mạnh và là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hóa tủy xương. Ngoài ra, chloramphenicol là loại kháng sinh có nhiều tác dụng phụ không mong như: gây suy tủy, tỉ lệ quái thai cao, gây dị ứng,…. Vì vậy tuyệt đối không được sử dụng loại kháng sinh này (Lê Nguyễn Diệu An, 2011). Bên cạnh đó flophenicol là một loại kháng sinh thế hệ mới của nhóm phenicol không những có những tính năng như chloramphenicol mà còn khắc phục được các nhược điểm gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người .