Các kiến nghị của nhóm.

Một phần của tài liệu Nhập cư với phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 36)

Để kiểm soát, điều tiết di dân trên cơ sở tôn trọng quyền tự do đi lại, cư trú của công dân một cách có hiệu quả là một vấn đề nan giải, không đơn giản,và nhà chức trách dùng các công cụ kinh tế, xã hội là chính. Chẳng hạn, để người lao động trẻ gốc nông thôn vui vẻ, tự nguyện ở lại quê nhà lập thân, lập nghiệp, thì phải đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đẩy mạnh khuyến nông, phát triển hệ thống bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm xã hội cho nông dân…

Một là, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao

động nông nghiệp, nông thôn. Hoạch định và tổ chức triển khai các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống.

Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, để đảm bảo một xã hội công bằng, bền vững. Nông thôn, nông nghiệp và nông dân cần được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu.

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, cân bằng sinh thái, an ninh lương thực quốc gia.

Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng nông thôn cũng như cho các ngành nông nghiệp nói riêng (thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất đai, ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào trong nông nghiệp).

Hai là, chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất

nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, du lịch.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông thôn sang công nghiệp và dịch vụ, cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng sẽ làm cho quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp.

Thúc đẩy tích tụ ruộng đất và đảm bảo tính lâu dài trong sử dụng đất, thay đổi chiến lược từ sản xuất hỗn hợp sang sản xuất chuyên môn hóa và tập trung vào sản phẩm

nông nghiệp tạo giá trị kinh tế cao (chăn nuôi, trồng cây cảnh và các loại rau quả sạch trong nhà kính…).

Ba là, nhà nước cần gỡ bỏ các rào cản hành chính và tạo điều kiện cho quá trình

chuyển dịch cơ cấu nông thôn- thành thị được thuận lợi.

Các rào cản hành chính hạn chế sự chuyển dịch: chế độ hộ khẩu, quy định về cư trú và kèm theo đó là những phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội việc làm, hưởng thụ các dịch vụ y tế, giáo dục cho bản thân người lao động và gia đình họ) cần được gỡ bỏ.

Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ lao động di cư (hỗ trợ đầu đi – đầu đến, dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động, hỗ trợ nhà ở cho công nhân khu công nghiệp…) cần được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngay tại doanh nghiệp giúp lao động di cư tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội và hội nhập tốt hơn với cộng đồng nơi cư trú.

Bốn là, đầu tư và phát triển nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, vận động và

tuyên truyền sâu rộng để người dân nhận thức được vai trò quyết định của nguồn lao động trong quá trình tạo việc làm, nâng cao năng suất và thu nhập ở nông thôn.

Cần nâng cao năng lực của những cán bộ quản lý ở địa phương, cần lồng ghép cả kỹ năng sống (trong đó có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động) và kiến thức luật pháp (trong đó có Bộ luật Lao động) vào chương trình đào tạo chuyên môn cũng như văn hóa.

Thêm vào đó, nhóm chúng tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với vấn đề nhập cư vào thành phố HCM:

 Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lao động di chuyển vào TPHCM, trước hết cần:

Một là: Coi lao động nhập cư là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội, góp phần phân bố lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động, nâng cao mức sống.

Hai là: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền thành phố trong việc lập

quy hoạch xây dựng thành phố trong dài hạn.

 Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng của nhà nước :

Một là, nâng cấp hệ thống thông tin phục vụ cho việc hoạch định chính sách quản lý

và điều tiết lao động nhập cư vào TPHCM:

Thông tin trong quản lý nhà nước là công cụ để nắm bắt những tín hiệu mới, để nhà nước thu nhận, xử lý, sử dụng có hiệu quả từ đó đề ra những quyết định quản lý kinh tế đáp ứng sự phát triển của đất nước trong những thời kỳ, giai đoạn nhất định. Để hoạch định chính sách đối với lao động và thực hiện việc quản lý lao động di chuyển vào TPHCM, chính quyền thành phố cần có thông tin đầy đủ, cập nhật về số lượng và cơ cấu của lao động nhập cư.

Hai là, lập và thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách

đồng bộ trong từng giai đoạn phát triển để điều tiết dòng lao động nhập cư.

Trên cơ sở các định hướng phát triển vùng thành phố, Hồ Chí Minh cần có quy hoạch cụ thể hơn bao gồm: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành, các cấp (từ thành phố đến quận, huyện) quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung và chi tiết).

Để phát triển đô thị bền vững cần thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ, rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt việc lập và thực thi quy hoạch. Một trong số những “lực hút” quan trọng kéo lao động di chuyển về TPHCM là sự sôi động của thị trường lao động với nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập cao hơn ở các khu vực khác. Vì vậy, để kéo dãn dòng lao động di chuyển vào trung tâm thành phố, việc xây dựng các đô thị vệ tinh xung quanh TP, phát triển các khu công nghiệp ra vùng ngoại vi theo quy hoạch, kế hoạch cần đặc biệt chú trọng và đẩy nhanh tiến độ.

Ba là, tăng cường điều tiết và quản lý lao động di chuyển vào TP bằng các phương

pháp kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường và quy luật phát triển thành phố:

Nếu như phương pháp hành chính tác động trực tiếp mang tính chất bắt buộc thì phương pháp kinh tế tác động gián tiếp và không mang tính bắt buộc. Sử dụng phương

pháp kinh tế sẽ góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người thực hiện. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế (thuế, lãi suất, tiền lương, thu nhập, tiền thưởng…), các biện pháp kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân, các doanh nghiệp phát triển theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích chung với lợi ích riêng; Sử dụng chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh hoạt động kinh tế trong cả nước và thu hút được tiềm năng, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. TPHCM cần chú ý hạn chế tiếp nhận các dự án đầu tư cần nhiều lao động phổ thông ở đô thị nhằm tạo ra hàng rào kỹ thuật và công nghệ để gián tiếp hạn chế di cư lao động phổ thông vào thành phố. Vùng đô thị hạt nhân trung tâm cần khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, công nghệ tiên tiến không gây ô nhiễm, sử dụng ít đất, sử dụng lao động có lựa chọn và gắn với các trung tâm nghiên cứu.

Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản lý đô thị, nâng cao hiệu quả quản lý lao động nói

chung và quản lý lao động nhập cư nói riêng ở TP:

Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý trong nền kinh tế thị trường. Tổ chức tốt bộ máy, đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyền đô thị là một biện pháp quan trọng để quản lý đô thị. Chức năng bộ máy quản lý đô thị hiện nay phải tạo ra một hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân hoạt động theo pháp luật. Để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ chính trị cũng như các kế hoạch kinh tế xã hội, bộ máy quản lý đô thị cần có đủ quyền và lực, nghĩa là Nhà nước giao quyền, phân bố hợp lý các nguồn tài chính, còn chính quyền đô thị phải đủ mạnh để nắm quyền và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính để thực hiện các chức năng của mình và thực hiện chiến lược phát triển của đô thị. Nâng cao hiệu quả quản lý lao động nhập cư vào TPHCM không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan công an, quản lý hộ khẩu mà còn cần thiết phải có một bộ phận chuyên trách thuộc sở Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ chính quyền thành phố, đề xuất chính sách, cơ chế và trực tiếp quản lý bộ phận lao động nhập cư. Ngoài ra, ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn và quận, huyện của TP, các trung tâm giới thiệu việc làm cũng cần có thêm chức năng theo dõi, trợ giúp và quản lý lao động nhập cư vào TP. Sự phối hợp giữa

lao động nhập cư vào TP, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu và khai thác có hiệu quả nguồn lực này cho phát triển kinh tế thành phố.

Năm là, đẩy nhanh tốc độ đô

thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh của TP, giảm dần các yếu tố thuộc “lực đẩy” người lao động di chuyển khỏi nơi cư trú. Mối liên kết kinh tế giữa TP với các vùng phụ cận, vùng đệm của thành phố cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm ổn định với mức lương hấp dẫn

đối với người lao động, góp phần giảm thiểu nhập cư vào thành phố. Bên cạnh đó, TP cũng như các địa phương có lao động nhập cư vào cần chú trọng công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng sống cho người lao động, nhất là lao động trẻ. Trong khi nhiều người lao động di chuyển để tìm kiếm một công việc tốt hơn thì một số người khác lại tìm kiếm một nền giáo dục và chăm sóc y tế cơ bản cho gia đình họ. Như vậy, nếu chú trọng không đúng mức việc cung cấp các dịch vụ xã hội thiết yếu cho các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa (như trường học, trạm y tế, cơ sở hạ tầng cơ bản…), các nhà hoạch định chính sách đã vô tình tác động tới sự lựa chọn di cư, thúc đẩy các hộ gia đình di chuyển vì các lý do không phải để khai thác các cơ hội kinh tế. Bằng cách tập trung chú ý hơn vào việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, sức khỏe và xã hội tại các vùng tụt hậu về kinh tế, chính phủ có thể đi một bước dài nhằm tiến tới xóa bỏ những lý do khiến các hộ gia đình bị buộc phải di cư. Tuy nhiên, để làm được việc này đòi hỏi sự quan tâm đầu tư của nhà nước và sự phối hợp giữa các địa phương chứ không thể là một nỗ lực đơn lẻ của chính quyền thành phố TPHCM.

Một phần của tài liệu Nhập cư với phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w