Bài học về chính sách thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Nhập cư với phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)

Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hoá mà trực tiếp là các nước công nghiệp mới ở châu Á đã chỉ ra con đường duy nhất là dựa vào tri thức, vào tiến bộ khoa học - công nghệ mà trực tiếp là dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Phải luôn luôn gắn kết và tạo sự cân bằng trong quan hệ cung - cầu hàng hoá sức lao động. Để giải quyết vấn đề này, phải tăng cung về số lượng và chất lượng lao động trên thị trường thông qua nhập khẩu lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động chất lượng cao.

Kinh nghiệm về giải quyết nhà ở cho người nhập cư ở một số nước.

o Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Trung Quốc là một trong những nước đông dân, tuy là một nước phát triển nhưng vẫn phải đối mặt với vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp. Cũng như Việt Nam, vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp cũng là một vấn đề nóng.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong cải cách nhà ở là các khoản tiết kiệm bắt buộc trong nguồn thu nhập của mọi người dành cho nhà ở. Tất cả các cư dân đô thị có việc làm tiết kiệm một phần lương của họ thông qua đơn vị công tác để hình thành các khoản dài hạn cho nhà ở. Người chủ tuyển dụng phải đóng góp một phần trăm tương tự vào tài khoản của người lao động mỗi tháng. Tiền tiết kiệm kiệm sẽ do một ngân hàng đại diện cho chủ tài khoản (người lao động) nắm giữ và được quản lý thông qua người tuyển dụng. Ngân hàng chỉ có thể vay thêm để phát triển nhà ở. Chủ tài khoản có thể rút tiền từ ngân hàng để chi tiêu cho nhà ở như mua nhà, sửa chữa lớn khi được phê duyệt.

Ở Trung Quốc cũng áp dụng chính sách cho thuê nhà cho người thu nhập thấp. Gia đình thu nhập cao mua hoặc thuê nhà thương phẩm theo giá thị trường, gia đình thu nhập trung bình và thấp được mua nhà theo chính sách ưa đãi của Nhà nước. Gia đình thu nhập thấp được thuê nhà với giá rẻ.

Thiết lập quy định quản lý nhà cho thuê với giá thấp, chính sách nhà ở minh bạch trong phân phối tiền bao cấp cho các gia đình có thu nhập thấp với sự kiểm soát của nhà

nước, thực hiện chiến lược bao cấp tiền thuê nhà, hợp tác với các công ty nhà đất theo hướng hợp tác nhà nước - tư nhân.

o Kinh nghiệm của Thái Lan.

Chính phủ Thái Lan cung cấp các khoản mua nhà với lãi suất thấp trên thị trường. Ngoài ra còn cung cấp các khoản vốn vay cho người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở, góp phần quan trọng nhằm triển khai dự án phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp. Ngân hàng nhà ở quốc gia đóng vai trò tổ chức tài chính nhà ở, nhằm hỗ trợ tài chính nhà ở cho người thu nhập thấp. Ngân hàng cho vay cao nhất 25 năm với 4 loại tín dụng, có khoảng 80% người nghèo tham gia.

Ngân hàng nhà ở của Chính phủ Thái Lan (GHB )được thành lập theo đạo luật của Ngân hàng Chính phủ vào năm 1953, là một cơ sở tài chính đặc biệt với 100% vốn cổ phần do Bộ tài chính nắm với số vốn đăng ký ban đầu 20 triệu bạt. GHB cung cấp các khoản vốn vay nhà ở với lãi suất thấp nhất trên thị trường. Ngoài ra, GHB đã cung cấp các khoản vốn vay cho người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở, góp phần quan trọng nhằm triển khai dự án phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp.GHB sẽ dành ra 20 tỉ baht phục vụ riêng cho chương trình. Thời hạn vay được kéo dài 30 năm. Chương trình này bổ sung cho chương trình đang diễn ra. Đó là chương trình hỗ trợ người mua nhà lần đầu tiên, giảm thuế cho những ai mua nhà mới xây i giá ít hơn 5 triệu baht hoặc nhà đang còn trống thuộc sở hữu của GHB. Hiện GHB đang sở hữu khoảng 10.000 căn nhà để bán ở cả nước. Chính phủ Thái Lan đồng ý cho phép GHB giảm đóng góp lợi nhuận nộp cho ngân sách quốc gia từ nay tới hết năm 2014 để giúp có tiền phục vụ chương trình vay mới này. Chính phủ sẽ trợ cấp quỹ của GHB 800 triệu baht/năm trong thời gian ngân hàng cho vay không tính lãi.

Tại Malaysia, là một trong những tấm gương thành công nhất trong chương trình nhà ở dành cho người thu nhập thấp ở các nược đang phát triển, thậm chí là so sánh với các nước phát triển. Nhà nước quy định giá trần mỗi căn hộ cho người thu nhập thấp và duy trì trong 15 năm (giá khu vực ngoại ô, khu vực mới đô thị hóa, khu vực đô thị hóa lâu đời), giao đất cho các công ty khi xây nhà cho người thu nhập thấp với giá trần quy định (chính phủ trực tiếp phân phối cá khu đất ven đô cho các công ty, tư nhân có thể tham gia bằng cách góp cổ phần hoặc thầu xây dựng), cung ứng cơ sở hạ tầng cho các dự án này (hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc…). Vì thế, giá bán mỗi căn hộ tại đây khi trừ hết các chi phí, các nhà đầu tư hưởng lợi nhuận từ 0 đến 10%.

Chính phủ khuyến khích xây nhà cho công nhân lưu trú bằng cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các dự án phát triển dân cư phải dành ít nhất 30% hạng mục là xây nhà giá rẻ. Do đó, Chính phủ phải thường xuyên cải thiện hệ thống phân phối nhà, xem xét lại đường lối chỉ đạo để tăng dự án phát triển và giảm chi phí, tư nhân hóa phần đất cho các dự án xây nhà giá thấp, khuyến khích nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật xây dựng.

Một phần của tài liệu Nhập cư với phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w