TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN CH

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2012 2014 (Trang 49 - 56)

4.2.1 Tình hình qun lý nhà nước v đất đai ca huyn Chi Lăng - tnh Lng Sơn

Công tác quản lý đất đai của huyện Chi Lăng đã dần đi vào nề nếp, thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước vềđất đai theo Luật Đất đai hiện hành.

- Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai 1993

+ Đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức sử dụng ổn định lâu dài theo tinh thần Nghị định 64/CP. Đất lâm nghiệp cũng được giao đất khoanh nuôi rừng theo Nghịđịnh 02/CP.

+ Đất phi nông nghiệp nhìn chung đã được quản lý tương đối chặt chẽ, tuy nhiên trước diễn biến của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trên địa bàn huyện, nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp tăng lên đáng kể không theo quy hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng đến công tác giao đất, thu hồi đất. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

+ Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm thực hiện nhưng tầm quan trọng chưa được chú ý nên còn nhiều trường hợp sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo của công dân về đất đai đã được giải quyết kịp thời.

- Thực hiện quản lý đất đai theo Luật Đất đai 2003

Sau khi luật đất đai ra đời năm 2003 và có hiệu lực, công tác quản lý đất đai đã đặt ra các nhiệm vụ rất quan trọng.

42

Thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính Phủ về triển khai thi hành luật đất đai năm 2003.

+ Ủy ban nhân dân huyện tổ chức triển khai và chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân.

+ Tuyên truyền Luật Đất đai 2003 và thực hiện các văn bản dưới luật, các Thông tư, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các xã thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường tới nhân dân.

+ Nhìn chung các văn bản đã được ban hành kịp thời và hướng dẫn tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình của huyện, tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.

4.2.1.1. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị số 364/CP ngày 05/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập hồ sơđịa giới hành chính các cấp, huyện Chi Lăng đã tiến hành xác định ranh giới, cắm mốc theo các đơn vị hành chính xây dựng và xây dựng bản đồđịa giới 364, tổ chức lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính theo đúng quy định.

Ranh giới giữa các xã trong huyện đã được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định ranh giới giữa bản đồ và thực địa có sự sai lệch tại một số vị trí đang được tiến hành giải quết.

43

4.2.1.2. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính: năm 1999 đã đo đạc lập bản đồ địa chính được cho thị trấn Đồng Mỏ, thị trấn Chi Lăng; từ 2003 - 2006 đã đo đạc lập bản đồđịa chính được 19 xã còn lại, đến nay 100% các xã đã được lập bản đồ địa chính. Tuy nhiên trong quá trình quản lý sử dụng đất đai đã có sự biến động nhiều, cần được kiểm tra đo đạc chỉnh lý lại, đặc biệt là 02 thị trấn đã đo đạc, lập bản đồ năm 1999.

4.2.1.3. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất được tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện hàng năm. Đến nay huyện Chi Lăng đã cơ bản hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các cấp cụ thể:

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt, hàng năm huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt đúng quy định. Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch của cấp huyện được thực hiện tốt nên các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch đề ra cơ bản đã hoàn thành.

- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã được phê duyệt 21/21 xã, thị trấn giai đoạn 2010 - 2020.

- Nhìn chung công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được thực hiện tốt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp là phù hợp, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra, việc sử dụng đất là hợp lý, có hiệu quả, không có tình trạng quy hoạch treo.

44

4.2.1.4. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục

đích sử dụng đất

Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện đúng theo quy định của Luật đất đai. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng.

Việc quản lý các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất triển khai chậm và thiếu kinh phí hoặc giải phóng mặt bằng, việc xác định lại diện tích đất đã giao, đã cho thuê,.. chưa được tiến hành thường xuyên để xử lý kịp thời.

Nhìn chung, việc giao đất, cho thuê đất đã thực hiện đúng quy định của luật đất đai, đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có hiệu quả.

4.2.1.5. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc đẩy nhanh tiến độ cáp giấy CNQSD đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, huyện Chi Lăng đã được đo đạc bản đồ địa chính 21/21 xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các phòng ban chức năng của huyện, UBND các xã, thị trấn tiến hành kê khai cấp đổi, cấp lại và cấp mới giấy CNQSD đất sau đo đạc bản đồ địa chính. Đến nay, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đã cấp giấy CNQSD đất của toàn huyện đạt được kết quả là:

- Đất sản xuất nông nghiệp: số giấy đã cấp 24.208 giấy cho hộ gia đình cá nhân, diện tích đất đã cấp là 11.343,33 ha.

- Đất phi nông nghiệp: số giấy đã cấp cho hộ gia đình cá nhân là 12.063 giấy, diện tích 634,15 ha.

45

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện cấp giấy CNQSDĐ.

a. Thuận lợi:

- Người dân đã được tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai và các chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ của người được cấp giấy CNQSDĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, các ngành có liên quan, đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chi Lăng về công tác chuyên môn.

b. Khó khăn:

- Trước và trong quá trình tiến hành triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc tranh chấp đất đai vẫn diễn ra, đặc biệt là các xã đã đo đạc bản đồ Địa chính lâu năm. Mặt khác nhiều thửa đất đã biến dạng hình thể so với thửa đất cũ.

- Sự nhận thức, hiểu biết về chính sách của Đảng và Nhà nước của người dân chưa sâu, nhất là đối với chính sách và Pháp luật về đất đai. Việc chuyển nhượng, mua bán đất thường là thoả thuận giữa đôi bên, không đưa ra chính quyền giải quyết vì e ngại phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ.

4.2.1.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai được tiến hành thường xuyên hàng năm đúng theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm 1 lần. Triển khai thực hiện công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng năm 2010 trên địa bàn huyện theo Kế hoạch số 2886/KH-STNMT, ngày 20/11/2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn.

46

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đất đai ngày 02/12/1998; Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001; Luật Đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003. Trong các năm 2001, 2002, 2003, 2004, huyện đều tổ chức thống kê diện tích đất đai trên toàn địa bàn huyện, hoàn thành đúng thời gian, đạt yêu cầu theo quy định.

Năm 2005, thực hiện Chỉ thị số: 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2005, Văn bản số 4630/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 17/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kế hoạch thực hiện Kiểm kê đất đai năm 2005, theo chỉ Chỉ thị 28/2005/CT-TTg ngày 15/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 3695/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 12/10/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm kê đất đai năm 2005, Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Thực hiện chỉ thị số 618/CT-TTg, ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; Công văn số 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK, ngày 26/10/2009 của Tổng cục quản lý đất đai, về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

47 4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Chi Lăng năm 2014 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Chi Lăng năm 2014 STT Mục đích sử dụng Mã loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu D.Tích loại đất so với tổng D.Tích tự nhiên (%) Tổng diện tích tự nhiên 70602,09 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 55871,34 79,13 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14633,85 20,72 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 41087,23 58,19 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 111,01 0,20 1.4 Đất làm muối LMU - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 39,25 0,02

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3369,97 4,77

2.1 Đất ở OTC 702,22 0,10 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1770,75 2,51 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 22,40 - 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 82,82 0,01 2.2.3 Đất an ninh CAN 1,82 - 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp CSK 169,42 0,24

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1494,29 2,10

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 4,38 -

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 63,52 0,09

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng SMN 818,50 1,16

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 10,60 0,01

3 Đất chưa sử dụng CSD 11360,78 16,10

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 176,42 0,26

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1460,19 2,07

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 9724,17 13,77

48

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2012 2014 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)