Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2012 2014 (Trang 37 - 49)

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 240 m. Toạ độđịa lý 21032’- 21048’ vĩ độ Bắc (về phía xã Chi Lăng, xã Vân An) và 106025’- 106050” kinh độĐông (về phía xã Vạn Linh, xã Vân An).

Ranh giới của huyện:

- Phía Bắc giáp với huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn; - Phía Đông giáp huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn;

- Phía Tây giáp huyện Văn Quan;

- Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn và huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang;

Trung tâm huyện Chi Lăng đặt tại thị trấn Đồng Mỏ, cách thành phố Lạng Sơn 36 km về phía Tây Nam theo Quốc Lộ 1.

b. Địa hình, địa mạo

Thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, có địa hình khá phức tạp, trong đó núi đá và rừng chiếm 83,3% diện tích. Địa hình có thể chia làm ba vùng khác nhau:

Vùng thứ nhất là vùng địa mạo cacxtơ với những dãy núi đá vôi thuộc các xã phía Tây của huyện (từ Mai Sao đến Vạn Linh, Y Tịch). Đây là vùng núi đá thuộc vòng cung đá vôi Bắc Sơn với mật độ các dãy núi đá tương đối dày đặc, độ cao trong bình 200 - 300m, có những đỉnh cao 500 - 600 m. Xen kẽ với các

30

dãy núi đá vôi là các thung lũng như Thượng Cường, Vạn Linh ... (khoảng 300 ha).

Vùng thứ hai là vùng địa mạo thung lũng thềm đất thấp bao gồm các xã, thị trấn chạy dọc theo quốc lộ 1A, nằm giữa hai dãy núi : dãy núi đá Cai Kinh ở phía Tây và dãy núi đất Bảo Đài, Thái Hoà ở phía Đông Nam. Vùng này phần lớn là đồi gò thấp pha phiến thạch, độ cao trung bình 100 - 200 m với các thung lũng kéo dài từ xã Bắc Thuỷ tới thị trấn Chi Lăng.

Vùng thứ ba là vùng địa mạo sa phiến, núi cao trung bình sắp xếp thành dải, thuộc các xã Đông Bắc. Vùng này đồi núi cao, độ cao trung bình từ 300 - 400 m.

c. Khí hậu

Nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những điều kiện tự nhiên đó đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Khí hậu:

Nhiệt độ trung bình từ 150 0C – 250 0C;

Nhiệt độ trung bình cao nhất cao nhất vào tháng 7 từ 350 0C – 380 0C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 01 từ 60 0C – 120 0C.

Biên độ dao động giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất từ 150 0C – 200 0C.

Độ ẩm phân bố không đều, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.300 mm, lượng mưa trung bình thấp nhất là 1.000 mm;

- Số ngày mưa trung bình là 132 ngày.

- Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm 832,6 mm, cao nhất vào tháng 5.

Loại gió chủ yếu:

31

rệt, mùa đông khô hanh gió lạnh, mùa hè thì nóng, ẩm.

- Gió mùa đông bắc (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). - Gió mùa đông nam (từ tháng 5 đến tháng 10).

- Tần suất gió cao trên địa bàn huyện là 34 m/s; tần xuất gió thấp là 2 m/s. d. Thủy văn

Do đặc điểm mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè (tháng 6 đến tháng 9), vì vậy lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt vào tháng 7, tháng 8; nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng núi thấp và trung bình Modul dòng chảy là 20 - 30 l/s. Nhìn chung lũ lụt ở địa phương năm nào cũng có nhưng ở mức độ khác nhau. Qua theo dõi ta thấy lũ lụt ở vùng này có quy luật: cứ theo chu kỳ khoảng 3 đến 5 năm thì 1 năm có lũ lụt ở mức độ trung bình và 8 - 10 năm lại xảy ra lũ lụt lớn gây thiệt hại nhiều cho hoạt động sản xuất và đời sống người dân trên địa bàn huyện.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Đất đai huyện Chi Lăng có nguồn gốc phát sinh trên các nền đá mẹ khác nhau nên phân bố phức tạp và có tầng dày thay đổi. Các loại đá chủ yếu bao gồm: Đá sa thạch, đá vôi, phiến thạch sét, cuội kết, dăm kết, có hàm lượng kali thấp.

Bao gồm các nhóm đất Feralit có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen lẫn đá vôi và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối với tổng diện tích 56.856,30 ha chia làm 4 nhóm chính:

- Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi (ởđộ cao 700 - 1.400 m) 410 ha. - Đất Feralit vùng núi cao (ởđộ cao 300 - 700 m) 29.832,78 ha. - Đất Feralit điển hình nhiệt đới (ởđộ cao 25 - 300 m) 21.725 ha - Đất lúa nước là 4.888,52 ha.

32

Có sông Thương chảy qua theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, bắt nguồn từ Nà Phước thuộc xã Vân Thủy, sông rất hẹp, độ rộng bình quân 6m, độ cao trung bình 176m, độ dốc lưu vực 12,5%, dòng chảy bình quân hàng năm là 6,46 m3/s; lưu lượng vào mùa lũ chiếm 67,6 - 74,9%; mùa cạn là 25,1 - 32,45%. Sông Thương là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho khu vực nông thôn. Ngoài sông Thương, còn có hệ thống các suối, hồ ao, các mạch ngầm chảy lộ thiên... cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

c) Tài nguyên rừng

Bao gồm các loại cây hồi, thông, keo, bạch đàn, tre nứa, cây bụi… trong đó cây hồi, thông, bạch đàn là cây có giá trị kinh tế cao đang được phát triển tại địa bàn huyện.

Các loại thực vật rừng ở huyện Chi Lăng tương đối đa dạng, phong phú cả ở rừng núi đá vôi và núi đất. Diện tích đất rừng sản xuất 32.915,61 ha; diện tích rừng phòng hộ có 7.379,74 ha, đất có rừng đặc dụng 262 ha.

d) Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Chi Lăng cho đến nay đã phát hiện được các loại quặng sắt ở Quan Sơn (trữ lượng khoảng 2 triệu tấn), chì ở Quang Lang, chì, kẽm ở Quan Sơn, Đá vôi… Theo các tài liệu điều tra địa chất cho thấy tài nguyên khoáng sản ở huyện không nhiều, trữ lượng nhỏ. Đá vôi với hàm lượng 55% CaO là nguyên liệu để sản xuất xi măng, đá xây dựng, tập trung chủ yếu tại Mai Sao, thị trấn Chi Lăng, xã Thượng Cường,... ngoài ra còn có khai thác quặng chì, kẽm, Bô xít tại Mai Sao, Quang Lang, Liên Sơn, Y Tịch...

e) Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Kinh... với những bản sắc văn hoá riêng, độc đáo. Một số làn điệu hát Then, hát Phongslư, hát Lượn cổ Tày - Nùng, múa Xiêngtâng, múa sư tử của

33

các nghệ nhân tại các xã Gia Lộc, Bằng Mạc, Quan Sơn… được làm tư liệu để bảo tồn và lưu giữ tại Viện Âm nhạc Việt Nam. Các điệu múa Xiêngtâng, múa Chầu mang đậm sắc thái của vùng sứ Lạng.

Có nhiều di tích đình, đền, chùa như Đền Chầu Bát (thị trấn Đồng Mỏ), Đền Chầu Mười (xã Hòa Bình), Đền Suối Lân (thị trấn Chi Lăng), Chùa Làng Trung (xã Quang Lang); các lễ hội cổ truyền có lễ Hội làng Than Muội (xã Quang Lang), Hội chợ Háng Ví (xã Chiến Thắng), Hội chợ Nhân Lý (xã Nhân Lý) với nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền như Đẩy gậy, Tung còn, Quay sảng...

Có nhiều phong cảnh đẹp đặc trưng của vùng núi với khu danh thắng Hang Gió (xã Mai Sao), khu di tích lịch sử lâu đời trải qua các triều đại vẫn được lưu giữ tại đây khu chiến tích ải Chi Lăng, bao gồm Quỷ Môn Quan, Núi Mã yên...

g) Thực trạng môi trường

- Môi trường đất : Chất lượng môi trường đất Chi Lăng hiện nay đang bị tác động mạnh và có chiều hướng suy giảm, nguyên nhân chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hoạt động công nghiệp dịch vụ. Mặc dù các tồn dư phân bón hoá học, thuốc BVTV trong đất không vượt ngưỡng cho phép. Mặt khác, hàm lượng thuốc BVTV tồn lưu trong đất, nước cũng có tác động rất lớn đến môi trường sinh thái trong đất, trong nước. Ở trong đất chúng tác động vào khu vi sinh vật trong đất giảm, làm cho chất hữu cơ không được phân huỷ, đất sẽ nghèo dinh dưỡng và dẫn đến suy thoái... thuốc BVTV có thể tiêu diệt các loài sinh vật, làm suy thoái hệ sinh thái trong nước.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất:

- Do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt vừa bãi trên đồng rộng; trong khi đó phân

34

chuồng từ chăn nuôi lại xả trực tiếp ra môi trường, nhiều nơi còn sử dụng nước thải ra không qua xử lý để tưới.

- Do các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp là khi chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là chúng được thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất.

- Do đặc điểm địa hình là miền núi nên các hiện tượng rửa trôi, sạt lở do mưa lũ, xói mòn đất cũng làm thay đổi hệ sinh thái trong môi trường đất, làm thoái hóa đất, suy thoái, ô nhiễm môi trường đất.

- Môi trường nước : Huyện Chi Lăng có Sông Thương và hệ thống các sông, suối, ao hồ , đây là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời đây cũng là nguồn tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt.

Nước thải từ đô thị, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất chế biến nhỏ lẻ chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đã xả thải ra môi trường tiếp nhận (sông, suối, ao, hồ) gây ô nhiễm nước.

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn, với 84,13% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc chưa được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.

- Môi trường không khí : Ô nhiễm không khí đang là một vấn đề đối với môi trường đô thị, khu công nghiệp và một số làng nghề trên địa bàn huyện, tuy nhiên chưa đến mức quá nghiêm trọng.

35

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối cao, đạt tới 12,96,0%/năm. Nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 10% trong thời gian liên tục từ 2010 - 2014, do vậy quy mô nền kinh tế của huyện tăng đáng kể và từng bước nâng cao đời sống, tinh thần nhân dân trong huyện.

Giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp đạt 9,07% do thực hiện tốt chủ trương của tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; phát triển chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; tăng cường đầu tư thủy lợi; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất...

Công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2010 - 2014 có tốc độ tăng trưởng khá cao đạt 24,76%/năm. Tốc độ tăng trưởng của ngành tăng cao và ổn định trong thời gian dài - đã góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện. Sản phẩm chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng.

Thương mại - dịch vụ giai đoạn 2010 - 2014 có tốc độ tăng trưởng khá, đạt 16,35%/năm. Do nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng cao, kéo theo sự phát triển mạnh của thương mại - dịch vụ như bưu chính, viễn thông, ngân hàng và các dịch vụ công cộng khác như y tế, giáo dục...

Giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp đạt 9,07% do thực hiện tốt chủ trương của tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; phát triển chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; tăng cường đầu tư thủy lợi; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ...

Công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2010 - 2014 có tốc độ tăng trưởng khá cao đạt 24,76%/năm. Tốc độ tăng trưởng của ngành tăng cao và ổn định trong thời gian dài - đã góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện. Sản phẩm chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng.

36

Thương mại - dịch vụ giai đoạn 2010 - 2014 có tốc độ tăng trưởng khá, đạt 16,35%/năm. Do nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng cao, kéo theo sự phát triển mạnh của thương mại - dịch vụ, như bưu chính, viễn thông, ngân hàng và các dịch vụ công cộng khác như y tế, giáo dục...

4.1.2.2. Dân số và lao động

Năm 2014, dân số trung bình của huyện Chi Lăng là 74.052 người (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,8% năm).

Mật độ dân số trung bình là 105 người/km2, cao hơn mức trung bình của tỉnh. Trên địa bàn huyện, có nhiều dân tộc cùng sinh sống với gần 84% dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp, dân số thành thị chỉ có trên 15,87%. Mật độ dân số đông nhất là thị trấn Đồng Mỏ 1.323 người/km2; dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông hơn ở thị trấn, thị tứ, ven trục đường chính. Các xã có dân số đông là 2 thị trấn Đồng Mỏ, Chi lăng và các xã Chi Lăng, Quang Lang, Vạn Linh.

4.1.2.3 Lao động và việc làm

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2014 là 43,8 ngàn người, chiếm 58,9% dân số của huyện. Với lực lượng lao động trẻ, khoẻ, là nguồn nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng 30,1% trong tổng số lao động của huyện. Trong những năm qua, huyện đã chú ý và giải quyết việc làm cho khoảng 3.400 lao động bằng nhiều hình thức khác nhau nên số lao động thiếu việc làm ngày càng giảm.

4.1.2.4 Văn hoá thông tin, thể dục thể thao

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân hưởng ứng thực hiện đã thực sự đi vào cuộc sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện.

37

đình văn hoá (bằng 67,7%), có 98/212 thôn bản, khu phốđạt khu dân cư tiên tiến (bằng 46,2%) và 32 thôn bản, khối phố văn hoá, có 100/155 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơ quan có nếp sống văn hoá (bằng 64,5%). Các thôn, khu phố đều đã xây dựng và đưa vào thực hiện có hiệu quả quy ước, hương ước thôn bản, việc làm đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được bổ sung cho phù hợp.

4.1.2.5 Giáo dục, đào tạo

Toàn huyện có 71 trường, các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, cơ sở vật chất trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu về dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc huy động học sinh ra lớp, tạo cơ hội cho mọi người được học tập. Hàng năm tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% và 100% số trẻ vào lớp 1 đều được học mẫu giáo; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 99,6%. Tỷ lệ tốt nghiệp các bậc học từ 84,5% đến 100%; học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT hàng năm đạt từ 75% - 81,5%; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp học hàng năm đều tăng từ 1% - 2%.

4.1.2.6 Về Y tế

Công tác y tế được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngày càng tốt

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2012 2014 (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)