Quy trình cho vay của chi nhánh Thanh Xuân được thực hiện qua các bước sau :
- Bước 1 : Tiếp nhận nhu cầu, hướng dẫn khách hàng và nhận hồ sơ vay vốn:
Cán bộ tắn dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự, hồ sơ tài sản đảm bảo, nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàngẦ
- Bước 2 : Thẩm định hồ sơ vay vốn và lập báo cáo đề xuất tắn dụng :
Thẩm định các hồ sơ của khách hàng bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ vay vốn của khách hàng. Nếu thấy còn thiếu thì yêu cầu khách hàng bổ sung thêm. Sau đó phòng tắn dụng sẽ lập báo cáo đề xuất tắn dụng.
- Bước 3 : Tiếp nhận hồ sơ, báo cáo đề xuất tắn dụng, thẩm định tắn dụng :
Ở bước này, bộ phận quản lý rủi ro tắn dụng tiến hành nhận hồ sơ và báo cáo đề xuất tắn dụng, thực hiện thẩm định rủi ro đề xuất vay vốn.
- Bước 4 : Phê duyệt tắn dụng :
Sau khi có kết quả thẩm định ở bước 3, bộ phận quản lý rủi ro tắn dụng, phụ trách quản lý rủi ro tắn dụng sẽ tiến hành phê duyệt kết quả thẩm định và đề xuất tắn dụng.
- Bước 5 : Tiến hành xử lý các thủ tục sau khi phê duyệt :
+ Thông báo cho khách hàng, thẩm định bổ sung nếu thấy cần thiết. + Cung cấp ý kiến phê duyệt và điều kiện (nếu có).
+ Rà soát nội dung các hợp đồng và hồ sơ tắn dụng, nhập và lưu hồ sơ.
- Bước 6 : Giải ngân:
+ Tiến hành kiểm tra điều kiện và lập đề xuất giải ngân.
+ Kiểm tra điều kiện, kiểm tra hồ sơ, chứng từ giải ngân và phê duyệt giải ngân. + Thực hiện thanh toán giải ngân và trả hồ sơ chứng từ cho khách hàng.
- Bước 7 : Giám sát vốn vay :
Nhân viên tắn dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng TSĐB, tình hình tài chắnh của khách hàngẦđể đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
+ Kiểm tra giám sát, đánh giá rủi ro, phân loại nợ và báo cáo. + Hỗ trợ phát hiện xử lý rủi ro, phân loại nợ và trắch dự phòng.
+ Theo dõi trả nợ, nợ quá hạn, trắnh dự phòng rủi ro tắn dụng, lập yêu cầu đánh giá.
- Bước 8 : Thanh lý hợp đồng cho vay :
+ Thu nợ đến hạn (tất nhiên là có cả khâu xử lý nợ khó đòi).
+ Tiến hành thanh lý hợp đồng sau khi đã thu hồi đủ nợ gốc và lãi.
+ Xem xét tiếp tục ký hợp đồng cho vay mới (tái cấp) hay kết thúc cho vay.