Cũng như các ngân hàng TMCP khác, hoạt động cho vay của ngân hàng Quân đội luôn thực hiện đúng theo luật mà Ngân hàng Nhà Nước đã quy định, gồm có những quy định sau :
Ớ Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010 quy định tổ chức tài chắnh quy mô nhỏ hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện việc phân loại nợ, trắch lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của mình. Theo đó, ắt nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý tiếp theo, tổ chức tài chắnh quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ và trắch lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước. Riêng đối với Quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tài chắnh quy mô nhỏ thực hiện việc phân loại nợ và trắch lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.
Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra rủi ro thì tổ chức TCQMN không phải trắch lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định.
Ớ Công văn số 4496/NHNN-CSTT ngày 16/06/2010 đưa ra 6 yêu cầu đối với các tổ chức tắn dụng nhằm kiểm soát quy mô và tốc độ tăng dư nợ cho vay ngoại tệ của các tổ chức này ở mức hợp lý, phù hợp với khả năng huy động vốn, yêu cầu quản lý nhập siêu theo chỉ đạo của Chắnh phủ.
- Thứ nhất, các tổ chức tắn dụng phải đảm bảo thường xuyên số dư nợ cho vay (bao gồm cả khoản đầu tư dưới các hình thức và tiền gửi) bằng ngoại tệ thấp hơn số dư vốn huy động bằng ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và dân cư, đảm bảo khả năng an toàn thanh toán.
- Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tắn dụng kiểm soát chặt chẽ hạn mức tắn dụng, thời hạn cho vay (bao gồm cả thời hạn của khoản đầu tư dưới các hình thức và tiền gửi), tương ứng với thời hạn huy động vốn bằng ngoại tệ, không để xảy rủi ro kỳ hạn và thanh khoản.
- Thứ ba, các tổ chức tắn dụng cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu, đảm bảo khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu, được xác định trên cơ sở bộ chứng từ xuất khẩu L/C hoặc các phương thức thanh toán an toàn khác mà doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện.
- Thứ tư, khi cho vay các nhu cầu vốn bằng ngoại tệ và cho vay bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ thanh toán tiền nhập khẩu, tổ chức tắn dụng phải đảm bảo khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở nguồn ngoại tệ thực có của tổ chức tắn dụng cho vay hoặc các tổ chức tắn dụng khác có quy mô kinh doanh ngoại tệ lớn trên thị trường; doanh nghiệp xuất khẩu ký kết hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn với các tổ chức tắn dụng này.
- Thứ năm, các tổ chức tắn dụng phải thực hiện đúng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay bằng ngoại tệ tại văn bản số 3215/NHNN- CSTT ngày 29/4/2010; cho vay bằng ngoại tệ, cho vay bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa tại văn bản số 4186/NHNN- CSTT ngày 4/6/2010 (hạn chế cấp ngoại tệ để nhập khẩu một số mặt hàng trọng yếu mà trong nước đã sản xuất được).
- Thứ sáu, các tổ chức tắn dụng phải đầu tư, nâng cấp công nghệ quản trị kinh doanh (Core Banking) để quản trị có hiệu quả kỳ hạn, lãi suất, tỷ giá và thanh khoản bằng ngoại tệ.
Ớ Quyết định số 1311/QĐ-NHNN về mức lãi suất cõ bản bằng đồng Việt Nam. Theo đó, kể từ ngày 1/6/2010, mức lãi suất cõ bản bằng đồng Việt Nam sẽ là 8%/nãm.
Quyết định này thay thế Quyết định số 1011/QĐ-NHNN ngày 27/4/2010 của Thống đốc NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Như vậy, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam tiếp tục được giữ nguyên so với tháng trước.
Cùng ngày, NHNN có Thông báo số 189/TB-NHNN về một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam của NHNN.
Cụ thể, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tắn dụng, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng đều được áp dụng ở mức 8%/năm.
Riêng lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tắn dụng được áp dụng ở mức 6%/năm.
NHTM Nhà nước cho vay bằng VND kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn hiện ở mức 13,5-14,5%/năm, các NHTM cổ phần là 14,5%/năm; cho vay bằng USD của NHTM Nhà nước là 6-7%/năm, NHTM cổ phần là 6,5-8%/năm (không tắnh đối với sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu).