Bài học cho mẹ ngày 13/11/

Một phần của tài liệu Tài liệu Giúp bé học khi chơi docx (Trang 26 - 31)

1. Mẹ có quyền và nên chăm sóc sức khoẻ TRƯỚC khi cảm thấy mệt rã rời, nhưng cần đảm bảo để không ảnh hưởng đến giờ chơi của con:

• có thể chợp mắt khi con ngủ

• khi nấu ăn... (trời lạnh con không lê la dưới bếp cùng mẹ được) thì cần đảm bảo con có đồ chơi để tự khám phá, điều khiển, giải quyết vấn đề, giả vờ... trong nhà ấm, an toàn... (ví dụ cho con chậu và gáo để chơi giả vờ tắm trong nhà)

• khi khản cổ, nhức đầu, không bình luận/cùng chơi với con được: có thể bật nhạc không lời cho con nghe, để con tự chơi, cố gắng chuyển trò chơi khi con chán

2. Luyện tập trung suy nghĩ kiểu 24 Hours Day giúp mẹ đỡ phụ thuộc vào máy tính, giấy bút, đúc rút cô đọng hơn

3. Nếu thấy nhà vô số việc không tên:

• không làm theo cách cũ: lọ mọ làm hết thứ này đến thứ khác, việc gì nhìn thấy trước thì làm trước, đang làm việc này lại tiện thể làm luôn việc khác

• chọn việc gấp nhất, cần thiết nhất, chỉ tập trung làm cho xong việc đó, rồi làm việc cấp thiết tiếp theo (ví dụ: đến giờ đón con mà nhà vẫn bừa bộn => cứ lo đưa con về, chơi "đuổi chữ" dọc đường + chào hỏi thay vì đăm chiêu suy nghĩ, làm mất giờ chơi của con)

---Bài học cho mẹ ngày 12/11/06 Bài học cho mẹ ngày 12/11/06

1. Khi có một việc cần phải làm:

• tập trung vào làm việc đó cho xong

• không suy nghĩ ngoài lề, không bình luận, kêu ca (kiểu: sao việc gì cũng đến tay mẹ thế này, mệt mỏi quá; sao con khóc chỉ có mẹ dỗ...)

• khi có thời gian thì nhìn lại, phân tích để xem đó có phải là việc

o chỉ xảy ra một lần

o hay có những bước lặp đi lặp lại mà có thể cải thiện được (ví dụ: delegate), cải thiện cụ thể thế nào => ghi vào sổ tay, "ôn bài" khi có thể

Làm như vậy để: việc phải làm = việc phải làm

• Nếu cứ kêu ca/suy nghĩ tiêu cực và rồi vẫn làm: việc phải làm = gánh nặng • Nếu không làm: thì đã không thể gọi việc đó là việc (chính mình) phải làm • Nếu có thể cải thiện được, lần sau việc phải làm = gánh nhẹ!

2. Việc sắp xếp giờ chơi cũng tương tự như gói một hộp quà • không phải chưa làm bao giờ

• nhưng cũng không phải làm quá thường xuyên đến mức thuần thục như máy tự động Vì vậy cần sử dụng kỹ năng backward planning ở mức độ đơn giản hoá

• ướm trước xem để ra được "hộp quà" cuối cùng thì cần phải qua những bước gì (ví dụ, gói hai hộp quà thì ướm thử xem hết bao nhiêu giấy, làm sao để xếp gọn để cắt ít giấy, ít lần cắt...)

• tiết kiệm một cách hợp lý vì: cắt dán "giấy gói" = thời gian + nguồn lực + công sức (ví dụ: tiết kiệm giấy quá, công phu cắt trước băng dính... lại có thể làm mất thời gian...)

• làm từng bước như đã hình dung nhưng cần linh hoạt, có thể sử dụng kinh nghiệm 3. Khi nào có thời gian cần đánh giá xem việc mẹ Hoà luôn "nghe mọi người nói" như "nghe ngoại ngữ" là tốt hay xấu

• tốt: có vẻ như hiểu mọi người nói gì

• xấu: có làm cho mọi người lười, không chịu nói ngôn ngữ của mẹ Hoà không? 4. Mẹ Hoà phải học nhiều ngoại ngữ quá:

• Bà giúp việc Amma: tiếng Hindi - thì đúng là ngoại ngữ thật vì bà chẳng biết tiếng Anh hay tiếng Việt và có lẽ quá già để học ngoại ngữ => mẹ Hoà đành học Hindi + ngôn ngữ

cử chỉ => bà ỷ lại, coi như đương nhiên mẹ hiểu hết, nhiều lúc tuôn cả tràng dài, mẹ nói thì không chịu "nghe" kỹ (cứ căn vào vài từ ít ỏi mẹ biết, không thèm nhìn điệu bộ, chỉ trỏ!), bào làm A thì làm B...

• Bố: "tiếng sao Hoả" - có vẻ đúng với mô tả trong cuốn "Men Are from Mars..." (bố nhờ = thật sự cần => mẹ hỏi lại = bố cáu; bố mệt mỏi = chui vào xó => mẹ hỏi han đến = bố cáu...) => mẹ Hoà đang bập bõm học nhưng không biết nói lại, bố thì không chịu học "tiếng sao Kim" cho đúng (mẹ nhẩm các việc phải làm = tâm sự cho vơi => bố tưởng cần tư vấn về những vấn đề "dễ ợt" => cáu; đến khi mẹ kêu là mẹ mệt = mệt thật, như tiếng sao Hoả, bố lại nghĩ là mẹ kêu để kêu thế thôi, như tiếng sao Kim mà!)

• Mỹ Anh: "tiếng Mỹ Anh" - mẹ cố gắng hiểu để đáp ứng (con cấu mẹ liên tục vào tay, cười sằng sặc hồi lâu khi mẹ cáu, cấu lại một cái = con mệt và buồn ngủ rồi nhưng trí óc quá hưng phấn vì cả buổi chiều chơi thoả thích ở nơi mới lạ, chưa dịu xuống để tự đi vào giấc ngủ được = không phải là hành vi kỳ dị gì cả => mẹ cõng và đọc truyện thơ "Túi ba gang", rồi cho con nằm, xoa bụng cho con => con ngủ ngon), nhưng những lúc thích hợp mẹ cần có kích thích hợp lý cho con để giúp con tập nói (mẹ sợ: con thấy mẹ hiểu hết = con không có nhu cầu nói bằng ngôn ngữ của mẹ)

5. Làm sao để mẹ Hoà giỏi "ngoại ngữ" và dạy được "ngoại ngữ" đây? Công thức Nature - Culture vậy!

• Những gì thuộc về Nature: cố gắng nghe và nói lại bằng ngoại ngữ (hướng dẫn Amma việc nhà, chăm sóc sức khỏe bố và con...)

• Những gì thuộc về Culture: cố gắng khuyến khích mọi người nói ngôn ngữ chung (học ngoài lề với Amma, nói chuyện, giải thích cho bố, chơi trò chơi với con...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

---Bài học cho mẹ ngày 11/11/06 Bài học cho mẹ ngày 11/11/06

1. Quan hệ với mọi người xung quanh liên quan đến việc tạo môi trường cho con chơi cũng tương tự quản lý/phối hợp công việc với các giáo viên khác: cần thường xuyên tự quan sát + thu thập thông tin từ kênh đáng tin cậy để đánh giá, cập nhật về

• đạo đức nghề nghiệp (tâm)

• năng lực chuyên môn (phương pháp giúp trẻ em chơi) để "giáo viên mẹ":

• không bị ảnh hưởng bởi tâm địa xấu

• kịp thời giúp "giáo viên khác" điều chỉnh phương pháp nếu cần

2. Cần luôn tâm niệm: việc nhà, cũng như việc mưu sinh, là điều kiện để tạo nền cho giờ chơi của bé:

• khi có thể thì cứ chủ động "chuẩn bị trước" môi trường thuận lợi cho giờ chơi (ví dụ: làm việc nhà, việc cơ quan ngay khi có thể để đề phòng kế hoạch đột xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ chơi, chẳng hạn: mẹ chuẩn bị sẵn thức ăn từ sáng sớm mặc dù không biết trước

kế hoạch "đi làm cùng bố" được "đề nghị" 5' trước khi xe đến đón => Mỹ Anh vẫn được "đi chơi" dù bố mẹ bận ngập đầu!)

• đồng thời cố gắng thiết kế để trong mỗi "giờ chuẩn bị" (ví dụ: làm việc nhà) của mẹ, mẹ có thể được "thưởng" một hoạt động gì đó thú vị (ví dụ: đọc 1/2 trang cuốn sách mẹ thích) để tránh làm tinh thần và trí óc mẹ ì trệ và chán nản!

3. Cần thường xuyên quan sát để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho con, nhưn không làm con thấy gò bó khi chơi, vẫn cảm thấy được tự do vận động, khám phá, điều khiển. Ví dụ:

• những chỗ nguy hiểm (ví dụ: ổ điện, phích nước...) thì TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHƠI

• những thứ có thể nguy hiểm, dây bẩn (ví dụ: kéo, hạt, bút...) thì CHỈ ĐƯỢC CHƠI KHI CÓ NGƯỜI ĐÁNG TIN CẬY CHƠI CÙNG (cầm giấy cho con cắt, trông cho con không đổ hạt khắp nơi, không cho vẽ bậy lên tường...)

• những chỗ bẩn (ví dụ: đồ đạc bám bụi, cây cỏ...) vẫn có thể cho con tự do sờ mó, chỉ cần không cho đút tay vào mồm và định rửa tay rửa mặt cho con)

4. Những lần cho con gặp người mới, đến chỗ mới cần: • tích cực tận dụng cơ hội giúp con "chơi xã hội"

• đồng thời quan sát và khái quát thành tình huống, "vốn kinh nghiệm" để con chơi "giả vờ" và "giải quyết vấn đề"

=> về nhà "ôn bài" kịp thời. Ví dụ

• xem hàng xóm làm việc nhà + bình luận, chào hỏi • giờ chơi sau bày trò chơi bắt chước lại (ví dụ: nấu ăn)

• hoặc gặp tình huống tương tự (ví dụ: giây bẩn, cần lau sạch) thì khuyến khích con thử "giải quyết vấn đề"

5. Ngoài lề giờ chơi (i.e. "mẹ học"): Theo cuốn 24 Hours Day..., trong 1.5 h "nền", không nên luyện tập trung bằng cách đọc truyện vì quá đơn giản, không có tác dụng luyện trí óc, nhưng theo mẹ Hoà, nếu là truyện/tài liệu tiếng Anh có chọn lọc về nội dung thì vẫn tốt, và trong 0.5h "ôn" thì nên bắt trí óc nghĩ bằng tiếng Anh chử không phải chỉ vẩn vơ nghĩ về nội dung đã thầm dịch ra tiếng Việt.

• Đó là một dạng đơn giản hoá (và thiết thực hơn) của phương pháp "học ngoại ngữ bằng thiền" của thầy Bằng.

• Phương pháp "học nền và ôn bài" này cũng tương tự phương pháp nắm vững nội dung trình bày tại hội thảo của ông ngoại Mỹ Anh: Ông bị cận thị nhưng về già lại thêm lão thị nên phải đeo kính cận để nhìn xa (ví dụ: màn hình, hội trường...) nhưng nhìn gần (ví dụ: tờ giấy...) thì lại phải bỏ kính, mà trong hội thảo thì không thể cứ liên hồi đeo kính bỏ kính đeo kính được => Ông đọc kỹ bài viết của mình (kể cả bảng biểu số liệu minh họa) rồi nhẩm từng ý (giống như học sinh học thuộc lòng để đi thi vậy) => Ông trình bày "vo" (bằng tiếng Anh) cả một báo cáo chuyên môn, không phụ thuộc vào giấy tờ chuẩn bị

---Bài học cho mẹ ngày 10/11/06 Bài học cho mẹ ngày 10/11/06

1. Dạy học = dạy (đứng lớp) + nghiên cứu + mưu sinh

Vấn đề của nền giáo dục Việt Nam: mưu sinh > dạy > nghiên cứu Vấn đề của mình: Cân bằng giữa

• Đảm bảo cuộc sống hàng ngày • Tạo điều kiện cho con chơi

• Nghiên cứu phương pháp để làm những việc đó hiệu quả

2. Cần dành thời gian ghi chép và nghiên cứu những quan sát hàng ngày để • đánh giá hiệu quả của các "kinh nghiệm"

• có thêm các giải pháp cụ thể linh hoạt hơn, không phụ thuộc vào kinh nghiệm • không lóng ngóng sử dụng "kiến thức" kiểu lý thuyết suông

Ví dụ: so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• việc cho con nghỉ ăn giữa chừng, cõng để ợ hơi (lưu ý: ảnh hưởng của việc ép bụng vào lưng mẹ) và việc để con tự điều chỉnh

• việc để con tự lăn qua lăn lại, khóc rồi ngủ (lưu ý: điều kiện nhà chật, bố mệt, ảnh hưởng hàng xóm) và việc cõng, bế con, đọc thơ (lưu ý: sức khoẻ của con và mẹ, có tạo thành thói quen không, thói quen đó là xấu hay chấp nhận được)

3. Luôn thường trực câu hỏi "What's next?" để bố trí thời gian hiệu quả

4. Cần có cách nhìn: Những người con tiếp xúc = đồng nghiệp của mẹ trong việc dạy học => Đánh giá họ theo tiêu chí:

• Tâm không tốt = không để con tiếp xúc

• Tâm chấp nhận được (dù có thể có điểm mẹ không thoải mái) = để con tiếp xúc, có mặt mẹ, chỉ tập trung vào việc giúp con chơi, không đề cập đến những khía cạnh mẹ không thích để tránh ảnh hưởng đến sự tập trung của mẹ trong việc "dạy" (chỉ tập trung vào chuyên môn!)

• Tâm tốt = có thể gửi con trong những khoảng thời gian hợp lý sau khi đã thống nhất được về phương pháp cho con chơi

5. Áp dụng phương pháp của cuốn "How to Live on 24 Hours a Day": mỗi giờ chơi cố gắng đúc kết được một điểm đáng lưu ý để khi có thời gian thì ghi chép lại và suy nghĩ.

---Bài học từ nhật ký giờ chơi Bài học từ nhật ký giờ chơi

3 hôm vừa rồi mẹ thử ghi giờ chơi của con.

1. Việc ghi chép đó giúp mẹ hình thành phản xạ sắp xếp thời gian và công việc để hướng vào việc giúp con chơi (Mỹ Anh-oriented time management!)

2. Việc ghi chép đó bước đầu khá tốn thời gian, nếu tiếp tục mẹ sẽ phải tìm cách hiệu quả hơn. 3. Trước mắt, mẹ sẽ gắng áp dụng nhuần nhuyễn công thức đơn giản: Trong mỗi giờ chơi, con được "một chút gì của Nature, một chút gì của Culture".

Một phần của tài liệu Tài liệu Giúp bé học khi chơi docx (Trang 26 - 31)