Tổn thất kỹ thuật

Một phần của tài liệu tính toán tổn thất điện năng trên lưới điện, điện lực bình thủy 2014 và giải pháp chống tổn thất điện năng 2015 (Trang 37 - 38)

j. Công tác chống lấy cắp điện

2.2.1.Tổn thất kỹ thuật

Tổn thất kỹ thuật là số lượng điện năng bị tổn thất, hao hụt dọc đường dây trong quá trình phân phối điện năng đến các hộ tiêu thụ. Tổn thất kỹ thuật trong các mạng điện là đặc biệt quan trọng, bởi vì nó dẫn đến tăng vốn đầu tư để sản xuất và truyền tải điện năng, cũng như chi phí về nhiên liệu. Tổn thất kỹ thuật gồm có tổn thất điện năng do đốt nóng các dây dẫn, tổn thất trong các máy biến áp và các tổn thất khác (tiếp xúc, rò điện…).

Phần lớn mạng lưới điện trên địa bàn quận đã xây dựng vận hành với thời gian lâu dài, máy biến áp vận hành khá lâu, hệ thống đường dây nhỏ, quá dài nên đã không đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải nhanh và đã gây nên hiện tượng quá tải trong quá trình truyền tải điện năng.

Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải điện. Thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản xuất hay kinh doanh nếu có trình độ quản lý tốt thì có thể tránh được tình trạng hao phí thất thoát. Nhưng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng thì đây là một tổn thất tất yếu

SVTH: Huỳnh Trung Thành – MSSV: 1111046 19 phải có, không thể tránh khỏi vì phải có một lượng điện năng phục vụ cho công nghệ truyền tải điện. Chúng ta có thể làm giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ thuật nhưng không thể giảm tới 0. Ở mỗi trình độ kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất này có thể giảm tới một lượng tối thiểu để đảm bảo công nghệ truyền tải.

Thông thường, trong tổng điện năng tiêu thụ để phục vụ công nghệ truyền tải gồm khoảng 65% tiêu hao trên đường dây, 30% trong máy biến áp, còn trong các phần tử khác của mạng điện (cuộn điện kháng, thiết bị bù, thiết bị đo lường, … ) chiếm khoảng 5%.

Tổn thất điện năng trong thực tế được xác định bằng công thức sau:

∆𝐴 = ∆𝐴𝑇𝑁− ∆𝐴𝑇𝑃 ∆𝐴% = ∆𝐴

∆𝐴𝑇𝑁100%

Trong đó:

∆𝐴: Lượng tổn thất điện năng tính theo thực tế

∆𝐴𝑇𝑁: Tổng điện năng nhận từ nguồn phát

∆𝐴𝑇𝑃: Tổng lượng điện thương phẩm

∆𝐴%: Tỷ lệ tổn thất điện năng trong thực tế

Một phần của tài liệu tính toán tổn thất điện năng trên lưới điện, điện lực bình thủy 2014 và giải pháp chống tổn thất điện năng 2015 (Trang 37 - 38)