Phác thảo qui trình này được xây dựng như là một hướng dẫn căn bản cho các cá nhân quan tâm muốn ứng dụng hoặc áp dụng mô hình này. Các chi tiết kỹ thuật cần phải phải được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện sản xuất ở từng địa phương và khả năng đầu tư của cơ sở:
• Kích thước ao: 2.000 m2 với độ sâu tối thiểu là 1,2 m. Độ sâu của mực nước trong ao càng lớn càng tốt. Dùng bạt plastic để phân chia ao làm hai phần tạo dòng chảy trong ao.
• Mương nổi: Dùng mương SMART-1 (3 m3, có giàn phao nâng đỡ) hoặc SMART-2 (6 m3, tự nổi) (Hoang & Burke 2007). Tổng thể tích hoạt động của cả hệ thống mương cỡ 30 ÷ 40 m3. Dùng một máy nén khí trung tâm công suất 3 sức ngựa để vận hành hệ thống ống nâng nước. Các biện pháo cần thiết phải được thực hiện để đảm bảo tính chắc chắn của hệ thống ống cấp khí và phải có hệ thống báo động khi mất khí.
• Chuẩn bị ao: tương tự như qui trình cải tạo ao nuôi tôm. Khi đã cấp nước đầy ao thì xử lý nước bằng chlorine (15 ppm). Nên dùng phân vô cơ để giúp tảo phát triển và thả Artemia xuống ngay sau đó. Có thể dùng một túi lưới lớn để bao bọc tòan bộ hệ thống mương nhằm ngăn ngừa cá giống thoát ra ngoài ao và trở thành địch hại cho tôm nuôi.
• Thả và nuôi tôm: Mật độ thả tôm giống là 15 con/m2. Cần thả tôm giống trước khi ương cá càng lâu càng tốt để giảm thiểu tỉ lệ hao hụt ngay cả khi cá giống thoát được khỏi mương để vào ao vì tôm lớn lẩn tránh khỏi địch hại dễ hơn nhiều. Trong 2 tuần đầu không cần cho ăn. Từ tuần thứ 3 trở đi cho tôm ăn khoảng 5% khối lượng thân/ngày. Tôm nuôi có thể đạt 22 g
35 sau 3 tháng và trên 30 g sau 4 tháng. Với một ao nuôi 2.000-m2 sản lượng có thể đạt 500 đến 700 kg tôm nếu chất lượng nước được đảm bảo và địch hại được kiểm soát.
• Ương cá biển trong mương: các đối tượng như cá Chẽm hoặc cá Mú Malaba có thể được ương trong mương từ cỡ 1.5 cm với cá Chẽm và 3.0 cm chiều dài toàn thân với cá Mú. Nếu ương cá Giò thì cần phải xây dựng và thử nghiệm trước kế hoạch vận chuyển con giống cỡ lớn ra lồng nuôi thương phẩm vì việc này tương đối khó khăn do cá rất nhạy cảm với tổn thương cơ học và hàm lượng oxy hòa tan thấp. Mật độ ương từ 3.000 ÷ 5.000 con/m3 với cá CHẽm; 1.800 ÷ 3.000 con/m3 với cá Mú Malaba. Mật độ ương ban đầu với cá Bớp 4 – 5 cm có thể là 1.000 con/m3 nhưng cần phải được giảm dần (đặc biệt là về sinh khối) do cá phát triển rất nhanh, i.e. tăng 0.6 ÷ 1.0 cm/ngày. Trong 7 ngày ương đầu, cho cá ăn thức ăn viên của INVE (800 ÷ 1,200 µm). Khoảng 3 ngày sau bắt đầu tập cho cá ăn thức ăn tôm của GROBEST (2 mm) và cho cá ăn thuần túy thức ăn này từ tuần thứ 2 trở đi. Trước khi ăn trộn thức ăn với Vitamin C và dầu mực (20 mL cho mỗi kg thức ăn) và để yên 30 phút trong không khí cho khô mặt lại.
• Quản lý chất lượng nước: các thông số quan trọng như DO, pH, nhiệt độ, độ trong và độ mặn cần được quan trắc hàng ngày. Hàng tuần kiểm tra NH3-N, độ kiềm và NO2-. Mỗi tuần sử dụng một túi 500 g chế phẩm vi sinh Pondplus để duy trì chất lượng nước ao.
• Quản lý hệ thống: Cố gắng duy trì thường xuyên hoạt động ương cá biển trong mương. Điều này giúp đảm bảo ổn định lượng dinh dưỡng từ mương cung cấp cho ao, nhờ vậy ổn định mức độ phát triển của tảo. Cần tập trung vào khâu nuôi tôm vì kinh nghiệm cho thấy đây là phương pháp hiệu quả để quản lý chất lượng nước trong ao nuôi do hoạt động ương cá thường không liên tục do nguồn cung cấp hoặc nhu cầu của thị trường hay thay đổi.
• Hỗ trợ kỹ thuật: có thể tìm kiếm từ các chuyên gia nuôi trồng thủy sản ở địa phương cho phù hợp với đối tượng nuôi mà bạn lựa chọn. Những vấn đề liên quan đến mương nổi và nguyên lý hoạt động của mô hình nuôi kết hợp này có thể tham khảo ý kiến của Queensland Department of Primary
36 Industries & Fisheries tại Australia hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hay Trường Đại học Nha Trang tại Việt Nam.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa (KFEC) đã nhiệt tình giúp đỡ và cho phép chúng tôi sử dụng cơ sở vật chất để thực hiện thử nghiệm này. Xin chân thành cảm ơn các cá nhân KS. Hùynh Kim Khánh (KFEC), KS. Ngô Văn Mạnh (Bộ môn Nuôi Hải sản), bạn Nguyễn Hồng Hiếu (N45, Trường Đại học Nha Trang), TS. Đỗ Thị Hòa và các cán bộ tại Bộ môn Bệnh học Thủy sản (Trường ĐH Nha Trang) đã giúp đỡ triển khai các hoạt động của dự án. Dự án này chắc chắn sẽ không thể được thực hiện một cách hiệu quả nếu thiếu sự hỗ trợ liên tục của Queensland Department of Primary Industries & Fisheries (Australia), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Chương trình CARD và Trường Đại học Nha Trang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoang T., Luu T. P. & Huynh K.K. (2007) Trials of advanced nursing of barramundi
Lates calcarifer in in-pond floating raceways. Journal of Fisheries Science and Technology 01/07: 12-18 (in Vietnamese).
Hoang T., Huynh K.K., Banh T.Q.Q, Nguyen D.M & Burke M. (2007) Use of floating raceways for marine finfish fingerling production and potential for the development of an integrated farming system. In: Proceeding of IMOLA Symposium, Hue 19 – 20 April, 2007, pp 1 – 14. Hue University of Agriculture and Forestry.
Hoang T. & Burke M. (2007) Floating raceways provide options for marine fish fingerling production. Global Aquaculture Advocate Jul-Aug: 54-55.
MPEDA/NACA (2003) Shrimp Health Management Extension Manual. Prepared by the Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacific (NACA) and Marine Products Export Development Authority (MPEDA), India, in cooperation with the Aquatic Animal Health Research Institute, Bangkok, Thailand; Siam Natural Resources Ltd., Bangkok, Thailand; and AusVet Animal Health Services, Australia. Published by the MPEDA, Cochin, India.