Vận chuyển cá

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình nuôi cá bằng mương nổi không thải nước thải ra môi trường (Trang 25 - 26)

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1Thiết kế mô hình

3.1Vận chuyển cá

Với cá Chẽm việc vận chuyển không có gì khó khăn do quãng đường vận chuyển từ trại giống đến nơi thử nghiệm ngắn. Do con giống cá Mú Malaba và cá Giò không có ở địa phương chúng tôi đã tiến hành vận chuyển cá giống từ Cửa Lò và Cát Bà về Nha Trang. Độ dài của quãng đường là 1.000 – 1.400 km và phải mất đến 24 giờ hoặc hơn để đưa cá về đến nơi. Nhìn chung, kết quả vận chuyển cá Mú Malaba tốt hơn cá Giò rất nhiều. Tỉ lệ chết trong vận chuyển thấp hơn 5%, chủ yếu là do cá đói ăn nhau trong quá trình vận chuyển với mật độ cao. Cá bắt mồi ngay khi về đến địa điểm thử nghiệm.

Mật độ vận chuyển (2.000 con cá Mú 4 cm hoặc cá Giò 5 cm, 1.000 con cá Giò 10 cm trong bể chứa 400 L nước biển sạch) đã áp dụng tỏ ra phù hợp. Mặc dù không được cho ăn 24 giờ trước khi vận chuyển, cá vẫn “nôn” thức ăn chưa tiêu hóa hết vào nước bể và cùng với chất thải của chúng làm cho chất lượng nước trong bể vận chuyển xấu đi. Hiện trạng này cho thấy cần phải thiết kế các bể vận chuyển có trang bị hệ thống lọc đơn giản để có thể nhanh chóng loại bỏ các chất thải này. Probiotics

26 cũng nên được sử dụng để loại trừ NH3. Nhiệt độ nước được duy trì trong khoảng 22 ÷ 24oC tỏ ra rất thích hợp với cá Mú Malaba và cá Giò giống. Cá Giò nhạy cảm với nhiệt độ nước và hàm lượng oxy hòa tan hơn là cá Mú Malaba. Chúng trở nên kém linh hoạt và có tỉ lệ hao hụt cao hơn khi nhiệt độ giảm xuống cỡ 20oC. Chúng tôi đã thử vận chuyển cá 20 ngày tuổi (có chiều dài toàn thân khoảng 2 cm) ở hai mức nhiệt độ 22 ÷ 24oC và 26 ÷ 27oC. Kết quả cho thấy toàn bộ cá vận chuyển ở mức nhiệt độ thấp hơn đã chết sau khoảng 3 ÷ 4 giờ. Ở mức nhiệt độ cao hơn, tỉ lệ sống là 42% sau 24 giờ vận chuyển nhưng cá rất yếu, có thể do những tổn thương cơ học và đói.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình nuôi cá bằng mương nổi không thải nước thải ra môi trường (Trang 25 - 26)