Chương 4 Một số lưu ý và giải pháp cho Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản
4.2.1 Về phía Nhà nước:
Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may
- Việt nam vẫn phải nhập khẩu vải và nguyên liệu từ Nhật Bản hay một số nước ASEAN như Indonesia để được hưởng thuế suất 0% do sản xuất trong nước không đáp ứng được yêu cầu để xuất khẩu sang Nhật Bản cả về sản lượng và chất lượng. Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng và mở rộng các cơ sở sản xuất vải, sợi, các loại phụ liệu khác phục vụ cho ngành dệt may, có như thế Việt Nam mới không phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa quản lý chặt hơn về chất lượng, vừa chủ động trong sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng. Các chính sách có thể áp dụng chẳng hạn như: ưu đãi về thuê mặt bằng sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp dệt may sử dụng nguyên liệu trong nước, xây dựng các chiến lược để phát triển ngành trồng bông, sản xuất tơ sợi nhân tạo, các phụ kiệu đi kèm của ngành dệt may tại Việt Nam. Tuy rằng không thể ngay lập tức xây dựng hàng loạt cơ sở sản xuất nguyên liệu dệt may và cải thiện chất lượng sản phẩm, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn cần có những bước đi hợp lý để chắc chắn rằng về lâu về dài Việt Nam có đủ khả năng chủ động trong sản xuất hàng dệt may. Nếu không, những đơn hàng lớn sẽ chỉ rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.
- Nhà nước tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho Doanh nghiệp xuất khẩu các quy định và luật pháp phức tạp của Nhật Bản về quản lý hàng dệt may nhập khẩu, VD như các quy định về kiểm soát chất lượng, các thủ tục hành chính cần thực hiện, v.v…
- Tạo điều kiện cho Doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế tại Nhật Bản đối với hàng dệt may. Các triển lãm thương mại và thời trang quốc tế mà người mua hàng Nhật Bản quan tâm bao gồm:
Tháng 1: Bread and Butter Berlin và Premiere Class (Paris)
Tháng 2: Premier Vision (Paris), Magic (Las Vegas), Ready to Show (Milan), Tuần
lễ thời trang London
Tháng 3:Premier Class (Paris), Rendez-vous (Paris), Tranoi (Paris – các nhà thiết kế
và phụ kiện)
Tháng 6: Triển lãm thời trang Paris Tranoi (đồ nam giới) Tháng 7: Bread and Butter Barcelona
Tháng 8: Magic (Las Vegas) Tháng 9: Premier Vision (Paris)
Tháng 10: Triển lãm thời trang Paris Tranoi (đồ nữ giới)
- Hiệp hội dệt may cần tổ chức kết hợp với các trường cao đẳng, dạy nghề mở lớp bồi dưỡng về quản lý để đào tạo quản đốc, tổ trưởng và mở lớp về trình độ chuyên môn để đào tạo công nhân có tay nghề. Cần có chính sách cụ thể về đào tạo đội ngũ nhân lực về thiết kế thời trang, tư vấn thời trang phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may, như vậy không chỉ đáp ứng được yêu cầu khi xuất khẩu sang Nhật
Bản mà còn cả các thị trường lớn khác, hạn chế được tình trạng Việt Nam hiện nay dệt may chủ yếu là gia công.
- Ngoài ra, Nhà nước cũng nên chú trọng việc hỗ trợ Doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, có các bước đi thận trọng, không ham rẻ mua những công nghệ đã lạc hậu của thế giới.
Tăng cường vai trò quản lí, giám sát, kiểm tra chất luợng đối với các doanh nghiệp dệt may
- Tăng cường hoạt động của các cơ quan quản lý hàng dệt may xuất khẩu, bản thân người tiêu dùng Nhật rất thận trọng và kỹ tính, một lần mất uy tín sẽ rất khó xây dựng lại quan hệ thương mại. Các cơ quan quản lý nhập khẩu có thể hoạt động theo mô hình: yêu cầu doanh nghiệp gửi báo cáo về dự kiến xuất khẩu (sản lượng, chủng loại, giá cả …) – tiến hành rà soát theo báo cáo và kiểm tra thực tế hàng xuất đi – chỉ khi lô hàng phù hợp với quy định nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản thì mới cho phép xuất cảng. Với mô hình này, không chỉ thị trường Nhật Bản và kể cả các hàng hóa hữu hình khác sang các quốc gia khác cũng phù hợp.
Thực hiện hiệu quả và tăng cuờng các hoạt động xúc tiến thuơng mại
- Thông qua hoạt động của các cơ quan thương vụ và văn phòng đại diện của cục xúc tiến thương mại tại Nhật Bản, tích cực tìm hiểu về dung lượng thị trường, hệ thống các nhà phân phối và đại lý đối với sản phẩm dệt may, thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là phản hồi của khách hàng đối với hàng dệt may Việt Nam để có thể đưa ra các chính sách điều chỉnh hợp lý và kịp thời.