QUY TẮC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (Trang 25 - 27)

Quy tắc đạo đức kinh doanh (hay còn gọi là Quy tắc ứng xử, Tuyên ngôn về trách nhiệm) là định hướng cơ bản về cách ứng xử, nói lên trách nhiệm và bổn phận của cán bộ nhân viên Công ty đối với công ty cũng như các bên có quyền lợi liên quan. Để tạo nên văn hóa ứng xử trong mỗi công ty giúp cho sự phát triển vững chắc trong tương lai, mỗi công ty đều nên xây dựng và phổ biến Quy tắc đạo đức kinh doanh đến toàn thể nhân viên của mình.

(Nguồn: IFC, Cẩm nang Quản trị công ty 11/2011, Chương 3, trang 79)

Tại sao phải có Quy tắc đạo đức kinh doanh?

Quy tắc đạo đức kinh doanh góp phần:

 Nâng cao uy tín của Công ty: danh tiếng và hình ảnh của công ty là tài sản vô hình gắn liền với công ty. Xây dựng đạo đức kinh doanh là một cách làm hiệu quả cho thấy công ty áp dụng các thông lệ tốt về quản trị và qua đó thể hiện giá trị của công ty.

 Cải thiện năng lực quản lý rủi ro và đối phó với khủng hoảng: quy tắc đạo đức kinh doanh sẽ giúp HĐQT và BGĐ nhìn thấy các vấn đề tiềm tàng trước khi xuất hiện một cuộc khủng hoảng quy mô lớn, bởi vì quy tắc đạo đức kinh doanh khuyến khích người lao động phát hiện và phản ứng trước những vấn đề liên quan tới đạo đức nghề nghiệp.

 Xây dựng văn hóa công ty và đề cao các giá trị của công ty: một quy tắc đạo đức kinh doanh được xây dựng và truyền đạt đến toàn thể nhân viên công ty góp phần tạo nên một môi trường làm việc gắn kết, dựa trên các giá trị chung, giúp định hướng tốt cho cán bộ nhân viên khi thực hiện công việc hàng ngày của họ.  Giúp tăng cường giao tiếp với các bên có quyền lợi liên quan thông qua sự cam kết của công ty đối với việc tuân thủ đạo đức và bảo vệ lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan: quy tắc đạo đức kinh doanh truyền đi thông điệp của công ty về sự cam kết của mình đối với việc tuân thủ đạo đức và chứng minh rằng

25

những vi phạm nếu có chỉ là ngoại lệ, hiếm xảy ra và sẽ được phát hiện cũng như xử lý trọn vẹn.

 Tránh tranh chấp và kiện tụng: những tranh chấp, kiện tụng bắt nguồn từ sự gian lận, xung đột lợi ích, tham nhũng, hối lộ và giao dịch nội gián. Một bộ quy tắc đạo đức kinh doanh kết hợp với chương trình thực hiện hiệu quả có thể góp phần giảm thiểu rủi ro liên quan đến tranh chấp, kiện tụng do những sự việc này sớm được phát hiện và công ty có phương án ứng xử kịp thời.

(Nguồn: IFC, Cẩm nang Quản trị công ty 11/2011, Chương 3, trang 79)

Xây dựng, thực hành Quy tắc đạo đức kinh doanh như thế nào?

Mỗi một công ty có quy mô và hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Do đó, quy tắc đạo đức kinh doanh phù hợp cần phản ánh rõ: quy mô, lĩnh vực hoạt động, văn hóa kinh doanh của Công ty và tập trung vào các giá trị cốt lõi chứ không nên chỉ là những nguyên tắc đơn thuần.

- Bước 1: Công ty cần đánh giá sự cần thiết của bộ Quy tắc đạo đức kinh doanh: nghiên cứu môi trường đạo đức nội bộ của công ty, những chỉ dẫn về đạo đức mà CBNV của công ty nhận được, rủi ro mà công ty có thể gặp phải nếu không có bộ Quy tắc đạo đức kinh doanh;

- Bước 2: Tham khảo ý kiến sâu rộng trong quá trình xây dựng bộ Quy tắc đạo đức kinh doanh, từ cán bộ quản lý cấp cao đến người lao động bình thường, đảm bảo tất cả CBNV của công ty thông suốt về những quy tắc;

- Bước 3: Xây dựng chương trình tập huấn về đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo bộ Quy tắc đạo đức kinh doanh thân thiện với người sử dụng (cung cấp những chỉ dẫn cụ thể cho CBNV về cách thức xử lý vấn đề liên quan đến đạo đức có thể nảy sinh trong công việc hàng ngày)

(Nguồn: IFC, Cẩm nang Quản trị công ty 11/2011, Chương 3, trang 80-81)

Để một bộ quy tắc đạo đức kinh doanh được thực thi hiệu quả thì sự cam kết công khai và rõ ràng của đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp và các thành viên HĐQT là rất quan trọng, đây sẽ là những tấm gương để CBNV sẵn sàng thực thi theo bộ quy tắc. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính thực thi của đạo đức kinh doanh, công ty cũng cần xây dựng chính sách tố giác các vi phạm về đạo đức kinh doanh (whisteblowing policy) và đường dây nóng (hotline) để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên, các bên liên quan nói lên

tiếng nói, quan điểm của mình đối với những hoạt động chưa tuân thủ đạo đức kinh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)