3– Tầm quan trọng của việc tông đồ giáo dân tập thể

Một phần của tài liệu Ơn gọi tông đồ giáo dân (Trang 38 - 41)

Tuy có ơn gọi riêng và tùy bậc sống của mình mà làm việc tông đồ. Nhưng Giáo Hội khuyên giáo dân nên làm việc chung trong các hiệp hội do họ thành lập hay đã có sẵn, như vậy hợp với tính xã hội của con người và tinh thần liên đới hơn, mới học hỏi dễ dàng, nâng đỡ khuyến khích nhau, và do đó kiến hiệu hơn…

“Tuy nhiên người giáo dân nên nhớ rằng con người, tự bản chất đã có xã hội tinh, và Thiên Chúa đã vui lòng tập hợp những người tin vào Chúa Kitô thành Dân Thiên Chúa và kết hợp họ thành một thân thể. Vậy hoạt động tông đồ tập thể rất phù hợp với đòi hỏi của các tín hữu dưới khía cạnh con người cũng như dưới khía cạnh Kitô hữu”… “Vì hoạt động tập thể nâng đỡ và huấn luyện các hội viên làm tông đồ, phối hộp và hướng dẫn hoạt động tông đồ của họ để có thể hy vọng nơi họ những kết quả phong phú hơn là nếu từng người hoạt động riêng rẽ”… “Vì chỉ có việc liên kết chặt chẽ các nỗ lực mới mong đạt được dầy đủ mọi mục tiêu của hoạt động tông đồ ngày nay và bảo vệ hữu hiệu những kết quả của việc tông đồ đó” (AA số 18).

“Có nhiều hiệp hội tông đồ khác nhau”…

“Giáo dân có quyền thành lập hiệp hội, điều khiển hiệp hội và ghi tên vào các hiêp hội đã có sẵn, miễn là phải giữ mối liên lạc cần thiết với giáo quyền” (AA số 19). Những giáo huấn và khuyến khích này đã được diễn đạt và soạn thành luật trong Bộ Giáo Luật năm 1983:

– Điều 215: “Các tín hữu có quyền tự do thiết lập và điều khiển các hiệp hội nhằm mục đích từ thiện hoặc đạo đức, hoặc nhằm cổ võ ơn gọi của người Kitô trong thế giới; họ cũng có quyền nhóm họp để cùng nhau theo đuổi đạt tới các mục đích đó”. – Điều 298, triệt 1: “Khác với các Hội Dòng Tận hiến và các Tu đoàn Tông đồ, trong Giáo Hội có nhiều hiệp hội khác, trong đó gồm những tín hữu, hoặc giáo sĩ,

hoặc giáo dân, hoặc gồm cả giáo sĩ và giáo dân chung nhau hoạt động, tìm cách cố gắng sống đời hoàn thiện hơn, hoặc cổ động phụng tự công cộng hay giáo lý Kitô giáo, hoặc lo thực hành các việc tông đồ khác như là truyền bá Phúc Âm, làm các công việc đạo đức hay bác ái, hoặc làm thấm nhuần tinh thần Kitô giáo vào trật tự trần gian”.

– Điều 299, triệt 1: “Các tín hữu đều có quyền thành lập các Hiệp hội, qua một sự họp đồng tư riêng giữa họ với nhau nhằm những mục tiêu nói ở điều 298 triệt 1, tuy vẫn tôn trọng điều 301, triệt 1”.

– Điều 301, triệt 1: “Nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội mới được thành lập các hiệp hội tín hữu nhằm dạy đạo lý Kitô giáo nhân danh Giáo Hội, hoặc nhằm cổ động việc phụng tự công cộng”.

– Điều 321: “Các tín hữu điều khiển và quản trị các hiệp hội tư theo các quy định của nội quy”.

Theo tinh thần khai phóng và canh tân của Công Đồng Vatican II, nhiều hiệp hội do giáo dân thành lập đã ra đời đáp ứng nhu cầu của Giáo Hội và thế giới hôm nay, khiến Đức Gioan Phaolô II không che dấu niềm hoan lạc của mình khi nói rằng: “Đây đó phát sinh và lan tràn nhiều hình thức tập thể như: hiệp hội, nhóm, cộng đồng, phong trào. Nói được đây là một mùa gặt mới của các hội đoàn tín hữu giáo dân” (CL số 29).

Thay Lời Kết: Linh Đạo Giáo Dân

“Ở đời cớ 3 điều đáng tiếc. Một là hôm nay bỏ qua, hai là đời này chẳng học. Ba là thân này lỡ hư” (Chu Hi).

“Tiếc thay con chim phượng hoàng con chửa có khôn, Núi Tam sơn chẳng đậu, lại đi đậu ngàn cỏ may”

(Tục Ngữ Phong Dao, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc).

Phải tiếc lắm, và cũng đáng buồn, vì “nhiều ngày đã bỏ qua”, vì đã “không chịu học”, hoặc học mà chẳng nhớ chẳng làm, hoặc chỉ biết chung chung về một số tác

vụ và sinh hoạt, mà không ý thức mình có một nhân phẩm cùng chức vụ cao cả, bởi chính mình đã được hiệp nhập vào Nhiệm thể của Đức Kitô và được chính Ngài ủy thác và sai đi thi hành sứ vụ cứu rỗi và mở rộng nước Thiên Chúa.

Có chút đáng buồn, đáng tiếc, nhưng khi ý thức được ơn gọi và sứ vụ cao cả của mình rồi, thì mình không khỏi cảm nghiệm cả một niềm hy vọng tràn trào, vì “cuộc đời có lở hư”, cũng như mọi sự của trần gian này có lở hư đốn, thì nhờ ơn Chúa mình cũng có thể làm nhiệm vụ cứu rỗi mình và cứu rỗi đời, nhờ Đức Kitô “mang đến cho một cuộc sống mới và sống dồi dào” (Ga 10,10).

Nếu linh đạo được quan niệm là một nếp sống đạo đức có ý thức và định hướng, được nuôi dưỡng bởi ơn Chúa, thì chúng ta hãy mượn những lời đầy khôn ngoan sau đây làm châm ngôn linh đạo cho cuộc đời tông đồ giáo dân:

– “Đừng để thiên hạ xây dựng thế giới này mỗi ngày mà con không hay biết, không khám phá, không thao thức, không nhúng tay vào. Chúa đã cứu chuộc con, trao sứ mạng cho con và đặt con vào thế gian trong thế kỷ này, thập niên này, môi trường này” (Đức HY Nguyễn Văn Thuận trong quyển Đường Hy Vọng, câu 621). “Một cuộc cách mạng thật sự, khả dĩ canh tân tất cả, từ lòng con người mà chính mình cũng không dò thấu, đến toàn bộ cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội… của thế giới, không thể thực hiện “ngoài con người, ngoài Thiên Chúa”, chỉ thực hiện “bởi con người, trong Chúa Kitô, với Chúa Kitô” (câu 623).

– “Đây là điều Chúa Giavê yêu cầu ngươi và Ngài yêu cầu ngươi chỉ có bấy nhiêu: “Hãy hành động cho công bình, yêu thương cho tha thiết, và khiêm nhượng cùng tiến bước với Thiên Chúa của ngươi” (Mk 6,8. Đây cũng là châm ngôn linh đạo của Phong Trào Giáo Dân Houston).

– Muốn cho cuộc sống hoạt động tông đồ được quân bình, vững chãi thì phải có 3 cấu tố sau đây hợp thành một thế chân vạc kiên cố:

+ Đức tin và cầu nguyện, + Lãnh nhận các bí tích,

+ Dấn thân hoạt động cho công bình bác ái. (Lm. André Sève)

– Và sau hết, nhưng cũng quan trọng hơn hết vì là chìa khóa của mọi bí quyết mà Thầy đã truyền: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Chúng ta hãy cùng cầu nguyện: Xin Chúa ban cho có nhiều ơn gọi Linh mục, ơn gọi Tu sĩ, và ơn gọi Tông đồ Giáo dân. Và xin Chúa ban cho chúng con ơn biết làm việc cho điều chúng con nguyện xin.

Một phần của tài liệu Ơn gọi tông đồ giáo dân (Trang 38 - 41)

w