2– Chức vụ ngôn sứ

Một phần của tài liệu Ơn gọi tông đồ giáo dân (Trang 28 - 29)

Người giáo dân tham dự vào chức vụ ngôn sứ tức chức vụ rao giảng của Chúa Kitô là gì? phải hiểu thế nào?

Nhắc lại rằng: “Đức Kitô là Đấng lấy cuộc sống mình cũng như lấy sức mạnh của lời nói để tuyên bố vương quốc của Chúa Cha”, Đức Gioan Phaolô II giải thích:

“Sự tham dự này làm cho người giáo dân có đủ năng cách và dấn thân để nhận lãnh Phúc Âm trong Đức Tin, để rao giảng bằng lời nói và hành động, và để tố cáo một cách bạo dạn không do dự những gì là điều ác… Họ làm chứng cho Đức Kitô phục sinh… Họ tham dự vào ý thức đức tin siêu nhiên của Giáo Hội “không thể sai lầm trong đức tin”… Hơn nữa họ được gọi để chiếu sáng sự mới lạ và sức mạnh của Phúc Âm trong đời sống thường ngày, trong đời sống gia đình và xã hội của họ, cũng như để diễn tả niềm hy vọng vinh quang “ngay cả trong những cơ cấu của cuộc sống trần thế” (CL số 14).

Về sự “không thể sai lầm trong đức tin”, một đoàn sủng của Dân Chúa, nghĩa là gồm cả giáo dân, là một xác định có tính thần học và tín lý, đã gây nhiều tranh cãi trước thời công đồng và ngay trong các phiên hợp của Công Đồng, chúng ta nên nghe thêm giải thích của Hiến chế: “Dân thánh Thiên Chúa cũng tham dự vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô bằng cách phổ biến chứng từ sống động về Người… Toàn thể tín hữu được Chúa Thánh Thần xức dầu (Xc. 1Ga 2,20.27) không thể sai lầm trong đức tin. Họ biểu lộ đặc tính ấy nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin (supernatural discernment in matters of faith, sens surnaturel de la foi) của toàn thể Dân Chúa, khi “từ các Giám mục cho đến người giáo dân rốt hết” đều đồng ý về những điều liên quan đến đức tin và phong hóa” (LG số 12).[21]

Một phần của tài liệu Ơn gọi tông đồ giáo dân (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w